Chọn loại nền móng cho công trình.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 110)

II. Đánh giá điều kiện địa chất công trình 2.1 Địa tầng.

3.1- Chọn loại nền móng cho công trình.

Đặc điểm chính của công trình là nhà công nghiệp có khẩu độ lớn nhưng sử dụng khung tiền chế cung với sức cầu trục không quá lớn nên tải trọng tác dụng thẳng đứng là không quá lớn, Tuy nhiên do tác dụng của tải trọng ngang là khá lớn do đó nội lực dưới móng có độ lệch tâm tương đối lớn.

Căn cứ vào điều kiện địa chất công trình, tính chất xây dựng của các lớp đất có hai giải pháp móng được đưa ra là: Móng nông trên nền thiên nhiên và móng cọc.

Giải pháp móng nông có ưu điểm là tính toán và thi công đơn giản, không đòi hỏi các máy móc thi công phức tạp, tốn kém. Tuy nhiên móng nông chỉ thích hợp với loại nền đất nền tương đối tốt.

Với các lớp đất ở phần trên như lớp 1 (đất lấp), 2 (Cát pha dẻo mềm), 3 (Cát bụi chặt vừa), đều là lớp đất yếu, khả năng chịu nén lún yếu và không ổn định về tính chất cơ lý và bề dày. Chỉ có lớp 4 (Cát hạt trung chặt vừa) là lớp đất tốt. Với quy mô và tải trọng công trình, cộng với điều kiện thuận lợi là mặt bằng thi công rộng rãi, mực nước ngầm ở khá sâu so vói dáy móng. Ta lựa chọn giải pháp móng cọc ép, với các cọc tiết diện 25x25 cm, được ép trước bằng máy ép thủy lực cắm vào lớp đất thứ 4 độ sâu 1,5 m

Cọc ép trước có ưu điểm là giá thành tương đối rẻ, với mặt bằng rộng rãi hết sức thích hợp cho việc thi công, không gây chấn động đến các công trình xung quanh. Dễ kiểm tra, chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép. Xác định được sức chịu tải của cọc ép qua lực ép cuối cùng.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)