Biện pháp thi công ép cọc.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 146 - 148)

II. Đánh giá điều kiện địa chất công trình 2.1 Địa tầng.

3.7.Biện pháp thi công ép cọc.

2. Công tác định vị công trình.

3.7.Biện pháp thi công ép cọc.

* Chuẩn bị ép cọc.

- Trước khi ép cọc cần phải có đủ báo cáo địa chất công trình, có bản đồ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công. Phải có hồ sơ về sản xuất cọc bao gồm phiếu kiểm nghiệm, tính chất cơ lý của thép và cấp phối bê tông.

* Định vị tim cọc.

- Từ bản đồ bố trí mạng mạng lưới cọc và căn cứ vào các đường tim trục ta đã xác định được ban đầu bằng thước thép và dây căng ta tiến hành đưa mạng lưới cọc ra hiện trường bằng cách đóng những đoạn gỗ đánh dấu những vị trí đó trên hiện trường.

3.7.1. Tiến hành ép cọc:

- Đưa máy vào vị trí ép lần lượt gồm các bước sau:

Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.

Chỉnh máy móc cho các đường trục của khung máy, trục của kích, trục của cọc thẳng đứng trùng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang (mặt phẳng chuẩn đài móng). Độ nghiêng không được vượt quá 0,5%.

Trước khi cho máy vận hành phải kiểm tra liên kết cố định máy, xong tiến hành chạy thử, kiểm tra tính ổn định của thiết bị ép cọc (gồm chạy không tải và chạy có tải).

Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí trước khi ép.

Ta dùng cần trục để đưa cọc vào vị trí ép và dịch chuyển các khối đối trọng sang vị trí khác. Do vậy trọng lượng lớn nhất mà cần trục cần nâng là khi cẩu khối đối trọng nặng 7,5 (T) và chiều cao lớn nhất khi cẩu cọc vào khung dẫn. Do quá trình ép cọc cần trục phải di chuyển trên mặt bằng để phục vụ công tác ép cọc nên ta chọn cần trục tự hành bánh

Lắp đoạn cọc C2vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của cọc C2trùng với trục kích và trùng với trục đoạn cọc C1độ nghiêng 1%.

Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3  4 (Kg/cm2) rồi mới tiến hành hàn nối 2 đoạn cọc C1, C2theo thiết kế.

- Tiến hành ép đoạn cọc C2:

Tăng dần áp lực ép để cho máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ áp lực thắng được lực ma sát và lực cản của đất ở mũi cọc, giai đoạn đầu ép với vận tốc không quá 1 (m/s). Khi đoạn cọc C2chuyển động đều thì mới cho cọc xuyên với vận tốc không quá 2 (m/s).

- Tiến hành ép đoạn cọc dẫn ép âm để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế.

Đặt cọc dẫn lên trên đoạn cọc C2 sao cho đầu cọc dẫn ôm khít lấy đỉnh của đoạn cọc C2. Kiểm tra độ đồng trục của cọc dẫn và đoạn C2. Tiếp tục tăng áp lực từ từ để ép cọc xuống đúng độ sâu thiết kế.

Cọc ép âm được làm từ các thép góc và thép bản hàn với một đoạn cọc bêtông cốt thép dài 1,5m có cấu tạo như hình vẽ 5.

Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phải đất cứng hơn (hoặc gặp dị vật cục bộ) như vậy cần phải giảm lực nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn (hoặc kiểm tra để tìm biện pháp xử lý) và giữ để lực ép không quá giá trị tối đa cho phép.

- Kết thúc công việc ép xong 1 cọc.

Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện sau:

Chiều dài cọc được ép sâu vào trong lòng đất dài hơn chiều dài tối thiểu do thiết kế qui định.

Lực ép vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế qui định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn (3d = 0,75 m). Trong khoảng đó vận tốc xuyên phải nhỏ hơn 1 (cm/sec).

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ xung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.

3.7.2. Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc. - Ghi lực ép cọc đầu tiên:

Khi mũi cọc đã cắm sâu vào đất 3050 (cm) thì ta tiến hành ghi các chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi sâu xuống 1(m) thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc.

Nếu thấy đồng hồ tăng lên hay giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký thi công độ sâu và giá trị lực ép thay đổi nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và báo cho thiết kế biết để có biện pháp xử lý.

Sổ nhật ký ghi liên tục cho đến hết độ sâu thiết kế. Khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8Pép maxthì cần ghi lại ngay độ sâu và giá trị đó.

Bắt đầu từ độ sâu có áp lực T = 0,8(P ép)max = 0,8.52 = 41,6 (T) ghi chép lực ép tác dụng lên cọc ứng với từng độ sâu xuyên 20 (cm) vào nhật ký. Ta tiếp tục ghi như vậy cho tới khi ép xong một cọc.

Sau khi ép xong 1 cọc, dùng cần cẩu dịch khung dẫn đến vị trí mới của cọc (đã đánh dấu bằng đoạn gỗ chèn vào đất), cố định lại khung dẫn vào giá ép, tiến hành đưa cọc vào khung dẫn như trước, các thao tác và yêu cầu kỹ thuật giống như đã tiến hành. Sau khi ép hết số cọc theo kết cấu của giá ép, dùng cần trục cẩu các khối đối trọng và giá ép sang vị trí khác để tiến hành ép tiếp. Kích thước của giá ép chọn sau cho với mỗi vị trí của giá ép ta ép xong được số cọc trong 1 đài.

Cứ như vậy ta tiến hành đến khi ép xong toàn bộ cọc cho công trình theo thiết kế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 146 - 148)