Các giải pháp hướng đến môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.pdf (Trang 77 - 78)

Trở lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 tại châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài rất ấn tượng với những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của các “thị

trường mới nổi”. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài này lại tỏ ra nghi ngờ các nhân tố điều chỉnh không minh bạch và tình trạng tham nhũng trong Chính phủ, khi đã mất niềm tin vào thị trường tiền tệ và chứng khoán của những thị trường này, các nhà đầu tư đã ồ ạt rút vốn. Vì vậy xây dựng một môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, đặc biệt các quan điểm chính sách phải nhất quán nhằm tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút và điều tiết các dòng vốn quốc tế theo hướng dài hạn có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, Việt Nam cần thiết lập một chiến lược đa dạng hóa môi trường đầu tư trong nước nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng thời lưu giữ vốn đầu tư lại trong nước tiếp nhận đầu tư. Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức.

Xây dựng hệ thống thể chế đủ mạnh, giúp cho công tác quản lý, kiểm soát các dòng vốn được chặt chẽ. Hệ thống tài chính và ngân hàng ổn định và phát triển là điều kiện tiên quyết của môi trường đầu tư lành mạnh, an toàn và hấp dẫn. Khi có được môi trường, thể chế đủ mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc nắm rõ được sự vận hành vào - ra của dòng vốn quốc tế, giúp nước tiếp nhận đầu tư có thể dự báo xu hướng, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có các giải pháp kịp thời.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với quy mô ngày càng lớn, Chính phủ cần tạo môi trường hấp thụ tối đa lượng vốn ngoại, đây là vấn đề liên quan đến các thủ tục hành chánh, thủ tục cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, thị trường tiêu thụ cũng như chiến lược hội nhập.

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.pdf (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)