Thách thức đối với Vietnam Airlines.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng xuất nhập khẩu của vietnam airlines.doc (Trang 61 - 66)

IV. Thực trạng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines.

4.2Thách thức đối với Vietnam Airlines.

4. Những triển vọng và thách thức với Vietnam Airlines trong những năm tới.

4.2Thách thức đối với Vietnam Airlines.

Hiện nay tiềm lực của ngành hàng không Việt Nam còn rất nhỏ bé, hãng hàng không quốc gia Vietnam airlines là "xương sống " của vận tải hàng không Việt Nam cũng chỉ ngang ngửa với hãng hàng không cổ phần của thành phố Thượng Hải Shanhai Airlines, chúng ta không thể so sánh với các hãng hàng không quốc gia trong khu vực như Thai Airways, Singapore Airlines, China Airlines,. cũng như nhiều hãng hàng không, tập đoàn vận tải lớn trên thế giới. Chính vì vậy thách thức lớn nhất dễ nhận thấy nhất, đó là cuôc cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt trên thị trường vận tải hàng không thế giới.

- Phải cạnh tranh với các hãng hàng không khác lớn hơn nhiều lần. Chúng ta có thể thấy các hãng hàng không quốc tế được chỉ định khai thác tại thị trường Việt Nam, cũng như các hãng hàng không cùng khai thác với Vietnam airlines tại thị trường quốc tế đều là các hãng tầm cỡ thế giới như Air France, Cathay Pacific, Japan Airlines, Singapore Airlines họ có khả năng làm chủ đựơc việc chuyên chở trên các tuyến bay của họ với đội máy bay hùng hậu, trong khi đó khả năng đáp ứng của Vietnam airlines còn hạn chế với đội máy bay chủ yếu là phục vụ chuyên chở hành khách. Điều này ta có thể thấy qua thị phần chuyên chở hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines từ 1990 - 2002.

Biểu đồ 2: So sánh khối lượng hàng hoá chuyên chở của VNA với các hãng hàng không quốc tế khai thác tại Việt Nam ( Đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn : Báo cáo của ban tiếp thị - Vietnam airlines 2002

- Bên cạnh đó phải cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác. Đặc biệt là vận tải đường biển. Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các phương tiện vận tải đều có cơ hội phát triển, vì vậy vấn đề cạnh tranh là tất yếu. Phương tiện cạnh tranh mạnh nhất với vận tải hàng không trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu là vận tải đường biển, với lợi thế là giá cước thấp hơn từ 6 đến 7 lần, khối lượng chuyên chở lớn hơn là những điểm mạnh mà vận tải hàng không không thể có đựơc. Đồng thời, đối với thị trường các nước lân cận thì vận tải đường sắt cũng như vận tải đường bộ chiếm ưu thế hơn vận tải hàng không. Ta có thể thấy khả năng cạnh tranh của vận tải hàng không với vận tải đường biển qua bảng số liệu sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 ViÖt Nam C¸c h·ng quèc tÕ

Bảng 10: Bảng số liệu hàng hoá chuyên chở giữa ngành hàng không và đường biển

Năm

Đường biển Việt Nam (nghìn tấn) (1) Đường hàng không (VNA) (nghìn tấn) (2) Tỉ trọng % (2)/(1) 1995 14488 14,6 0,10 1997 15932 20,1 0,13 1998 17141 16.5 0,09 1999 17425 19,5 0,11 2000 21902 21 0,09

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001- NXB Thống kê năm 2002

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chiếm một tỉ trọng rất thấp so với vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chỉ khoảng trên dưới 0,1%.

- Trong khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt thì chíh phủ bắt đầu giảm sự hậu thuận , khi mà chính phủ giảm bớt sự can thiệp trực tiếp vào ngành vận tải hàng không cũng có nghĩa là nhà nước giảm dần sự hậu thuẫn về tài chính, quản lý, điều tiết. Đây thực sự là một khó khăn đối một hãng hàng không còn non trẻ, yếu cả về tiềm lực lẫn kinh nghiệm như Vietnam airlines.

- Cùng với những vấn đề trên, ngành hàng không còn phải đối mặt với nguy cơ bất ổn định của nền kinh tế của các nước đối tác, của khu vực cũng như của nền kinh tế thế giới. Trong nhưng năm qua, nền kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương luôn được coi là năng động nhất thế giới, tuy nhiên tiềm ẩn trong đó là sự bất ổn định, như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1997, sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm vừa qua và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Đại dịch SARS đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Thiếu vốn để đầu tư phát triển, trong những năm tới nhu cầu đầu tư của ngành hàng không rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đội máy bay hiện đại với tỷ lệ sở hữu chiếm 60%, xây dựng nhà ga quốc tế T2 ở Hà Nội, đường băng 1B, đường băng 25L của cảng Tân Sơn nhất, nâng cấp sân bay Cát Bi - Hải phòng và sân bay Phú Bài -Huế thành sân bay quốc tế, trang thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn của hàng không thế giới bởi ngành hàng không mang tính quốc tế rất cao. Theo ước tính từ nay đến năm 2005 ngành hàng không cần vốn đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Vietnam Airlines.

Tóm lại :

Qua chương 2 có thể rút ra một số vấn đề sau.

- Ta thấy được tình hình vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines đã có nhiều tiến bộ, nhất là trong những năm cuối thế kỉ 20, đội máy bay được hiện đại hoá, mạng đường bay đựơc mở rộng trên toàn thế giới, trang thiết bị cơ sở vật chất cũng đựơc hiện đại hoá,.. điều này làm tăng khối lượng chuyên chở của Vietnam Airlines.

- Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu luân chuyển qua các cảng hàng không quốc tế không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên thị phần của Vietnam Airlines còn ở mức khiêm tốn, điều đó cho thấy sức cạnh tranh của Vietnam Airlines trên trường quốc tế còn yếu.

- Có nhiều nguy cơ thách thức nhưng bên cạnh đó cũng mở ra nhiều cơ hội mới, khi tiến hành mở cửa thị trường hàng không, vấn đề cần quan tâm là khả năng cạnh tranh của hãng hàng không quốc gia Viêt Nam so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Do đó Vietnam

Airlines cần phải có những giải pháp tầm chiến lược và sách lược để từng bước mở rộng phạm vi trên thương trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng xuất nhập khẩu của vietnam airlines.doc (Trang 61 - 66)