Phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng xuất nhập khẩu của vietnam airlines.doc (Trang 79 - 85)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đối với Vietnam airlines

2.7Phát triển nguồn nhân lực.

2. Về phía Tổng công ty hàng không Việt Nam.

2.7Phát triển nguồn nhân lực.

Vietnanm airlines là một doanh nghiệp nhà nước, đựơc nhà nước bảo hộ nên cơ cấu quyền lực vẫn mang tính tập trung.

Trong khi đó, một công ty có tính định hướng về khách hàng thì vai trò của các thành viên đều rất quan trọng. Tổ chức sẽ không tập trung quyền lực vào một ai đó, mà nên theo xu hướng phân tán với kết cấu mạng thông tin theo nguyên lý hình tổ ong, như vậy trách nhiệm sẽ được chia đều tới từng thành viên trong công ty. Để trở thành một doanh nghiệp định hướng vì khách hàng thì nhất thiết cần phải có sự thay đổi lớn về phân chia quyền lực tới các nhân viên tuyến đầu để họ có thể giải quyết đựơc các nhu cầu, tình huống của từng khách hàng. Thực tế cho thấy khách hàng không quan tâm tới ai là chủ tịch hội đồng quản trị, ai là tổng giám đốc, hay bất cứ người lãnh đạo nào khác mà họ chỉ quan tâm tới những nhân viên tuyến đầu đại diện cho công ty đã mang lại những lợi ích gì cho họ. Để đáp ứng đựơc điều đó những nhân viên tuyến đầu cần phải được đào tạo đúng đắn, đủ trình độ, bản lĩnh giải quyết được các nhu cầu đặc biệt của khách hàng với tốc độ nhanh, chính xác, an toàn.

* Đào tạo nguồn nhân lực.

- Đào tạo về quản lý cho cấp lãnh đạo: Xây dựng chiến lược qui hoạch cán bộ dài hạn. Mời các chuyên gia nước ngoài, trong nước giảng dạy những chương trình theo nhu cầu của công việc. Cử cán bộ đi học ở nước ngoài. Việc đào tạo gồm ba lĩnh vực gồm trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý. Vietnam airlines cần có một nhóm chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh vận tải hàng không chuyên nghiên cứu phục vụ cho việc đào tạo.

Phân loại, phân cấp các đối tượng cần được đào tạo bao gồm những đối tượng chưa được đào tạo, trước khi để bạt, đang nhiệm chức. Đối với những đối

tượng trước khi đề bạt phải được đào tạo qua một lớp cơ bản về khoa học quản lý. Thời gian và mức độ phù hợp với vị trí công tác sau này. Đối với đối tượng đang nhiệm chức thì việc đào tạo bổ túc thường xuyên phải được tiến hành đều đặn hàng năm nhằm cung cấp các kiến thức mới về khoa học quản lý những thông tin mới về diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội. Cập nhật các tình huống và các biện pháp giải quyết các tình huống thực tế.

- Đào tạo tay nghề cho nhân viên.

Hiện nay nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu của ngành hàng không là lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường Hàng Không, sinh viên khoa hàng không của Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Ngoại Ngữ, Kinh Tế,..Tuy nhiên lực lượng lao động này đều phải qua đào tạo 3 - 6 tháng trước khi đảm nhiệm công việc chính thức mà ngành cần, như vậy Hãng phải đào tạo lại cho phù hợp với công việc thực tế. Vậy hãng hàng không quốc gia Việt Nam nên có những chính sách kết hợp với các kế hoạch đào tạo của các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp để đào tạo những nhân viên lành nghề cho mình, khi ra trường họ có thể bắt tay luôn vào công việc mà không phải trải qua một thời gian đào tạo lại.

Cần nhanh chóng phát triển đội ngũ người lái máy bay và thợ sửa chữa máy bay lành nghề, giảm phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, giảm chi phí khai thác, chủ động trong việc bảo dưỡng góp phần nâng cao an toàn trong khai thác. Thường xuyên tổ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ nhưng phải gắn với kế hoạch sản xuất, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác.

Thực hiện chính sách tuyển dụng chặt chẽ để có thể tuyển được những nhân viên có đủ năng lực, phù hợp với yêu cầu chuyên môn.

Trong số những giải pháp trên, mỗi giải pháp có một vai trò nhất định nhưng giải pháp về vốn là một giải pháp quan trọng nhất, bởi nếu giải quyết được vấn

đề về vốn thì đã giải quyết được vấn đề lớn nhất, khó nhất của ngành hàng không Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với Vietnam airlines, trên cơ sở đó Hãng sẽ giải quyết dần dần các khó khăn vướng mắc khác về cơ sở vật chất, phát triển đối bay, trang thiết bị nguồn nhân lực...

Kết Luận

Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Việt Nam đã bắt đầu phát triển những năm gần đây và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đó là kết quả tất yếu của sự phát tiển kinh tế cũng như sự tăng cường mối quan hệ và sự đổi mới mau chóng của ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia trong những năm qua.

Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là vấn đề mới mẻ và bức xúc đối với Việt Nam nói chung, với người xuất nhập khẩu và Tổng

công ty hàng không Việt Nam nói riêng. Nhà nước ta cũng đang rất quan tâm đến sự phát triển của lĩnh vực này.

Thông qua kết cấu và nội dung của bài khoá luận này, tác giả đã tập hợp, phân tích, so sánh và trình bày những vấn đề sau:

- Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không Việt Nam, của hãng hàng không quốc gia Vietnam airlines nhằm cho thấy vai trò của ngành vận tải hàng không trong nền kinh tế Việt Nam.

- Nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ trong việc tổ chức chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, như cơ sở pháp lý của vận tải hàng không, trách nhiệm của người chuyên chở.

- Chú trọng phân tích cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hàng hoá nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, những điều được và chưa đựơc của Vietnam airlines. Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng của Vietnam airlines, của ngành hàng không Việt Nam

- Nghiên cứu định hướng, chiến lược phát triển của Vietnam airlines từ đó đưa ra dự báo về sự phát triển của thị trường vận tải hàng không trong những năm tới.

- Đưa ra một số giải pháp có khả năng thực hiện để thúc đẩy sự phát triển vận tải hàng không Việt Nam, đăc biệt là chuyên chở hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng xuất nhập khẩu của Vietnam airlines.

Một phần của tài liệu Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng xuất nhập khẩu của vietnam airlines.doc (Trang 79 - 85)