Gia công xuất khẩu hàng thuỷ sản Thuận lợ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 57 - 58)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.2.6.Gia công xuất khẩu hàng thuỷ sản Thuận lợ

Thuận lợi

Hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/04/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu.

Những nội dung chính trong Thông tư 51/2010/TT - BNNPTNT ban hành ngày 8/9/2010 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 và thực sự “cởi trói” cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để gia công, chế biến, xuất khẩu.

Khó khăn

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, do “vướng” thông tư 06 và 25 của Bộ NN&PTNT, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công chế biến thủy sản đang trước nguy cơ đóng cửa nhà máy và phá sản vì không có nguyên liệu chế biến. Đến cuối tháng 9/2010 nếu chưa “gỡ” được khó khăn này, nhiều khả năng không ít doanh nghiệp sẽ phải ngưng hoạt động...

Việc nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu là nhập về chế biến rồi xuất khẩu (tạm nhập tái xuất) chứ không phải tiêu thụ nội địa; nhập khẩu là vì nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung ứng. DN phải vươn lên trong thời buổi cạnh tranh, tìm thị trường khó khăn, nay lại gặp khó vì ách tắc nguyên liệu sản xuất do quy định của thông tư 25.

Nhiều DN cho rằng Bộ NN&PTNT soạn thông tư 25 chưa tính đến các DN nhập khẩu thủy sản (cá ngừ, mực, bạch tuộc...) chế biến gia công và xuất khẩu. Việc chế biến xuất khẩu này không ảnh hưởng đến chính sách hạn chế nhập siêu mà chủ yếu làm gia tăng giá trị, tạo việc làm cho người lao động. Vasep cho biết, thực hiện thông tư 06, một DN nhập khẩu thủy sản ở Khánh Hòa về gia công chế biến phải thực hiện ít nhất 7 bước về thủ tục hành chính. DN phải “chịu” sự kiểm soát của Cục thú y và Cục NAFIQAD (đều thuộc Bộ NN&PTNT), kiểm soát chồng chéo, phát sinh nhiều chi phí và mất thời gian.

Thông tư 25 quy định: “Lô hàng phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền Việt Nam (VN) công nhận đáp ứng đầy đủ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của VN”. Tuy nhiên, hiện nhiều quốc gia vẫn chưa thực hiện đăng ký theo yêu cầu. Tính đến ngày 6/9/2010 chỉ 10/80 nước và vùng lãnh thổ có xuất khẩu thủy sản vào VN đăng ký với NAFIQAD. Thêm vướng mắc là trong số những quốc gia có bán nguyên liệu thủy sản cho VN, thì khoảng 40 quốc gia không có đại sứ quán tại VN nên không nhận được công hàm và nội dung thông tư 25.

Một số quốc gia thì tỏ ra không mấy mặn mà trong việc đăng ký cho các DN của nước họ có xuất hàng cho VN vì các quốc gia này không yêu cầu VN thực hiện quy định như vậy. Các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... vừa là đối thủ cạnh tranh chế biến cá ngừ với VN cũng đang thu mua nguyên liệu như VN nhưng không có quy định ràng buộc. Các chủ tàu cá ngừ cũng sẽ chọn bán cho Thái Lan thay vì cho VN để khỏi phải tuân thủ nhiều thủ tục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 57 - 58)