Giải pháp đối với một số mặt hàng Gia công xuất khẩu dệt may

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 67 - 71)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.3.2. Giải pháp đối với một số mặt hàng Gia công xuất khẩu dệt may

Gia công xuất khẩu dệt may

Để xử lý nguyên liệu gia công dư thừa nên xác định lại giá trị tính thuế đối với số nguyên liệu này. Số nguyên liệu gia công dư thừa của các doanh nghiệp có thể được xác định giá trị để tính thuế theo hướng “mức giá thực tế hợp lý tại thời điểm xác định giá”. Xét về toàn cục, giá này có thể dung hòa được lợi ích kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp. Giải pháp này giúp tận dụng của cải vật chất cho xã hội, Nhà nước có thêm nguồn thu, doanh nghiệp giải tỏa được khối lượng nguyên liệu “bất đắc dĩ” lại thu được lợi nhuận... và điều quan trọng hơn cả là góp phần làm môi trường kinh doanh minh bạch hơn.

Để mở rộng thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết, tạo các nhóm doanh nghiệp cùng lĩnh vực mới hy vọng chia sẻ được những hợp đồng lớn. Tạo môi trường cho doanh nghiệp kết nối được với nhau là việc mà cơ quan nhà nước cần tiến hành. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chủ động liên kết.

Đứng đầu các dịch vụ giá rẻ là Trung Quốc do đó hãy tìm những khe hở của thị trường với năng lực chuyên biệt. Khi đó giá cả không còn là vấn đề hàng đầu. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là lực lượng có chất sáng tạo cao và thích nghi nhanh. Doanh nghiệp đã phát triển hãy tìm cách phối hợp với họ.

Để “định vị” Việt Nam trên bản đồ gia công xuất khẩu phần mềm thế giới. Nhà nước cần lập quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công ty phần mềm. Hãy để thế giới nghĩ đến một thị trường sáng tạo chứ không phải là thị trường giá rẻ khi đến Việt Nam”...

Một trường hợp tìm được khe hở thị trường có thể kể đến là công ty NCS. Công ty sớm tham gia vào dịch vụ BPO (gia công quy trình kinh doanh). “BPO là hoạt động chuyển giao một phần công việc lặp lại trong quá trình kinh doanh của 1 tổ chức cho các nhà cung cấp bên ngoài, nhằm mục đích giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ

Mời các chuyên gia Việt kiều nhiều kinh nghiệm cùng cộng tác; làm thật tốt và tạo ấn tượng từ hợp đồng đầu tiên; tập trung vào thị trường Nhật từ đầu và chú trọng đào tạo tiếng Nhật...

Gia công xuất khẩu xe

Tạo điều kiện thuận lợi cam kết đầu tư, chuyển giao công nghệ, kể cả trong những bối cảnh khó khăn, nhất là đối với những công nghệ mới, hiện đại vào những dòng sản phẩm cao cấp, đẩy mạnh giá trị gia tăng cho sản phẩm, và cả ngành công nghiệp này tại Việt Nam. 3.2. XUẤT KHẨU MẬU BIÊN

3.2.1 Khái niệm phương thức xuất khẩu mậu biên

3.2.1.1. Định nghĩa phương thức xuất khẩu mậu biên

Xuất khẩu mậu biên là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, do doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới của quốc gia xuất khẩu hàng hóa.

Thông qua xuất khẩu mậu biên quốc gia đem hàng đi xuất khẩu tại các cửa khẩu góp phần làm cho cửa khẩu trở thành vùng đệm, giúp các doanh nghiệp xâm nhập thị trường quốc gia láng giềng, trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh biên giới. Nhờ đó mà kinh tế tại khu vực cửa khẩu cũng trở nên tấp nập, phát triển, hàng hóa lưu thông giữa 2 quốc gia chung biên giới trở nên dễ dàng hơn cùng với các chính sách mở cửa của 2 quốc gia đó.

3.2.1.2. Đặc điểm phương thức xuất khẩu mậu biên

 Trao đổi hàng hóa, thương mại được thực hiện giữa nước xuất khẩu và khu vực biên giới với nước nhập khẩu.

 Doanh nghiệp ít khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu.  Hình thức thanh toán không giới hạn chỉ bằng ngoại tệ.

 Doanh nghiệp tự phát tiến hành hình thức này nên tại thời điểm giao và nhận hàng hóa có đại diện của người bán và người mua hình thức này.

3.2.1.3. Ưu nhược phương thức xuất khẩu mậu biên Ưu điểm:

 Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước láng giềng.  Tăng doanh thu bán hàng nhờ tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa.

 Hình thức thanh toán đa dạng: bằng ngoại tệ mạnh, bằng nội tệ hoặc bằng hàng hóa trao đổi giữa 2 quốc gia chung đường biên giới.

 Kinh tế khu vực cửa khẩu và các tỉnh biên giới tăng nhanh tốc độ phát triển.  Hàng hóa lưu thông dễ dàng, tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua biên giới.

 Góp phần tạo điều kiện cho kinh tế, cơ sở hạ tầng giữa 2 quốc gia, đặc biệt là khu kinh tế cửa khẩu được phát triển nhanh chóng.

Nhược điểm:

 Rủi ro trong kinh doanh cao đặc biệt đối với các doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa lên biên giới Trung Quốc vì tính tự phát của hình thức xuất khẩu này cao.

 Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chưa phù hợp với tiềm năng phát triển của Việt Nam và các nước.

 Có thể áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

 Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp ở các nước có biên giới đất liền.

 Các doanh nghiệp phải nằm trong điều kiện cho phép xuất khẩu mậu biên của các nước láng giềng:

Đặc biệt, Trung Quốc có chính sách riêng để qui định các doanh nghiệp được quyền kinh doanh mậu dịch biên giới, nhìn chung những công ty này được phân thành ba loại như sau:

Loại 1 : Các công ty hoặc xí nghiệp có quyền xuất, nhập khẩu, có thể trực tiếp

kinh doanh XNK (xuất nhập khẩu) biên giới.

• Loại 2 : Công ty có quyền kinh doanh uỷ thác xuất, nhập khẩu biên giới, những công ty này phải được sự phê chuẩn của cơ quan chủ quản cho phép làm thủ tục đại lý uỷ thác dài hạn, được quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu và phải trả một số tiền phí đại lý nhất định.

Loại 3 : Công ty không có quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, chỉ có quyền uỷ

thác. Loại công ty này phải ký hợp đồng đại lý mậu dịch biên giới uỷ thác cho 2 loại công ty trên và phải trả một khoản phí đại lý nhất định. Sự khác biệt của 2 loại trước là có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới trực tiếp, còn loại sau chỉ có thể kinh doanh gián tiếp, tức là được đại lý kinh doanh mậu dịch biên giới.  Hàng hoá buôn bán qua biên giới bao gồm: hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới (hàng tiểu

ngạch); hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

 Hàng hoá buôn bán qua biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu: phải nộp thuế và lệ phí (nếu có) theo qui định của pháp luật Việt Nam, trừ hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới trong định lượng miễn thuế; được hưởng các ưu đãi về thuế XK, NK hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ nước có chung biên giới.

 Hàng hoá buôn bán qua biên giới phải thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm dịch theo qui định hiện hành.

 Hàng hoá buôn bán qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính Phủ nước có chung biên giới. Cơ sở để hưởng ưu đãi về thuế là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không yêu cầu có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, việc xác định xuất xứ căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w