Các loại hình giao dịch TMĐT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 110 - 144)

c. Ví điện tử (Electronic Purse): là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh

3.3.1.6.Các loại hình giao dịch TMĐT

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business): là loại hình chiếm tỷ trọng khá cao trong giao dịch Thương mại điện tử – khoảng 90%. B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh…

Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động.

Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer): Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dung. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong Thương mại điện tử nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Trong loại hình giao dịch này, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.

B2C đem lại khá nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.

Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.

Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government): Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.

Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer):

loại hình này góp phần làm tạo nên sự đa dạng của thị trường. Các cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có.

Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer):

Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến…

Trong các loại hình giao dịch trên, có thể nói B2B là loại hình thích hợp hơn cả trong việc ứng dụng vào các hoạt động xuất khẩu.

Các loại hình giao dịch B2B cơ bản:

Bên bán: một bên bán, nhiều bên mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: bán từ catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá, bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thoả thuận trước.

Bên mua: một bên mua, nhiều bên bán.

Sàn giao dịch: nhiều bên bán, nhiều bên mua.

Thương mại điện tử phối hợp: Các đôi tác phôi hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm.

Những mô hình có thể áp dụng B2B ở Việt Nam bao gồm:

• Các doanh nghiệp xuất khẩu hay sản xuất hàng hoá xuất khẩu tham gia trưng bày hàng hóa và marketing, tìm kiếm khách hàng qua mạng Internet nhờ vào các sàn giao dịch.

• Các doanh nghiệp có thể tận dụng Internet để trao đổi thông tin, nhu cầu với nhau như việc đặt hàng giữa các đối tác kinh doanh, tiết kiếm được chi phí hoạt động và quản lý thông tin tốt hơn, hiệu quả hơn.

Lợi ích mang lại từ B2B:

Đối với các doanh nghiệp:

- Quảng bá trên thị trường toàn cầu với chi phí thấp. - Mở rộng thị trường.

- Tiết kiệm chi phí hoạt động, liên lạc, in ấn... - Quản lý thông tin tốt hơn, chính xác hơn. • Đối với Quốc gia:

- Xuất khẩu tăng

- Lợi nhuận DN tăng làm tăng nguồn thu cho nhà nước • Đối với cộng đồng:

- Công ăn việc làm tăng khi DN làm ăn hiệu quả và mở rộng quy mô - DN đóng góp cho những chương trình dành cho cộng đồng

3.3.1.7. Các công đoạn của quá trình giao dịch TMĐT Bao gồm 6 công đoạn:

1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...

2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin

thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).

4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).

5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.

6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.

Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 đến bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.

3.3.2.Cơ sở pháp lý cho việc sử dụng TMĐT

Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: Cung ứng dịch

vụ điện tử và Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý

vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Hơn thế nữa, trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt nam cần phải tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các nước trong khối đã thông qua, đáp ứng

những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.3.2.1.Cơ sở pháp lý cho việc sử dụng TMĐT của Việt Nam

Những văn bản pháp lý liên quan đến thương mại điện tử:

 Luật Thương mại 2005  Luật doanh nghiệp 2005.

 Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội: Luật này là văn bản nền tảng cho mọi hoạt động giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.

 Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử: Đây là nghị định đầu tiên trong 5 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, quy định về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (gọi là "chứng từ điện tử").  Quyết định 25/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế sử

dụng chữ ký số của Bộ Thương mại.

 Quyết định 18/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

 Thông tư 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.

Bên cạnh nghị định 57/2006/NĐ-CP, còn có 4 nghị định liên quan đến Thương mại điện tử đang trong quá trình xây dựng:

 Nghị định về Chữ ký số và chứng thực điện tử: Quy định về việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.

 Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng: Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

 Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính: Quy định về giao dịch điện tử trong ngành tài chính.

 Nghị định về Mật mã dân sự: Quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, áp dụng các biện pháp mã hóa phục vụ mục đích dân sự, kinh tế.

3.3.2.2. Các yêu cầu pháp lý

Giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử

Việc ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:

Thứ nhất: Nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản này.

Thứ hai: Phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bảncó giá trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:

• Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin. • Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin.

Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề này cũng đã được đề cập đến và được giải quyết tuy còn ở một góc độ rất hạn chế. Trong luật Thương mại Việt nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Tuy nhiên ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì vấn đề này chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy để hoàn thiện và có một cách hiểu thống nhất chúng ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản, xác định tác giả của văn bản và thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản..

Trong giao dịch thương mại điện tử, thì chữ ký điện tử đã trở thành một thành tố quan trọng trong các văn bản điện tử. Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt

nam đề nghị. Có thể coi đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử hiện đang được áp dụng tại Việt nam.

Tuy nhiên, điều quan trọng đặt ra ở đây là về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác. Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ.

Vấn đề bản gốc

Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinh doanh điện tử.

Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết.

Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử. Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử. Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống. Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên.

3.3.3.Thanh toán trong TMĐT

Đây có thể coi là một thị trường trực tuyến, một địa điểm họp chợ mà người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về thị trường, sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch. Ngoài ra còn thực hiện các giao dịch điện tử hàng hoá và dịch vụ, chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, đấu giá, đấu thầu, hợp tác thiết kế, mua bán hàng hoá công cộng, tiếp thị trực tuyến đến khách hàng…

Đặc trưng:

• Sàn giao dịch thương mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.

• Các phương thức giao dịch tại sàn khá phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực và giao dịch khống.

• Thiết lập các quy tắc, hình thức thưởng phạt đối với các thành viên tham gia. • Lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia khá lớn.

• Người tham gia có thể là người mua, bán hoặc cả hai. • Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 110 - 144)