Ưu điểm, hạn chế Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 104 - 106)

g. Riêng về cácdoanh nghiệp:

3.3.1.3. Ưu điểm, hạn chế Ưu điểm:

Ưu điểm:

Thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường,

đối tác, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển kinh tế.

Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất, mà trước hết có thể nói đến chi phí

văn phòng. Sử dụng Thương mại điện tử chỉ cần các loại văn phòng có diện tích tương đối – văn phòng không giấy tờ. Ngoài ra, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu cũ ng giảm nhiều lần. Hơn hết là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.

Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Thông qua Thương mại

điện tử, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Ngoài ra tiết kiệm được khá nhiều khi sử dụng catalogue điện tử thay vì phải in ấn. Hơn nữa, catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Việc bán hàng thông qua sử dụng Thương mại điện tử chỉ

nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tuỳ chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ, mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì doanh nghiệp có thể truy cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet, giảm được thời gian phải chờ để bắt đầu việc mua hàng. Chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Theo đó, sản phẩm mới sẽ xuất hiện nhanh hơn và hoàn thiện hơn.

Thương mại điện tử tạo điều kiện thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua sử dụng Thương mại điện tử, các

thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữ. Nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục, tăng cơ hội cho đồng thời người bán và người mua: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và người mua có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.

Thương mại điện tử tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. Thương mại điện

tử sẽ là động lực cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, tạo cơ sở cho việc phát triển nền kinh tế số. Điều này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.

Hạn chế:

Thương mại điện tử là một con dao hai lưỡi đối với các nước đang phát triển: Nếu

được triển khai ở giai đoạn đầu và với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nước, nó có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doang nghiệp không liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trường giữa các nước có chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia và bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã có những kinh nghiệm và quan hệ kinh doanh được thiết lập.

• Việc áp dụng Thương mại điện tử quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa và cả tới sự phát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trường thế giới vào tay các nước khác.

• Các doanh nghiệp khó có thể tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án thương mại điện tử do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng.

• Khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm thương mại điện tử có hiệu quả. • Một vấn đề khác là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và

phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho thương mại điện tử.

• Đối với doanh nghiệp, việc mua bán hàng hóa máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, văn phòng phẩm… có giá trị lớn nên việc giao dịch thông qua hệ thống mạng internet thôi chưa đủ mà phải qua giao dịch trực tiếp, xem mẫu hàng, thẩm định máy móc, thiết bị… Vì thế, ở dạng này, thương mại điện tử vẫn chưa được coi trọng, chỉ được khai thác một phần trong quá trình mua bán như tìm kiếm đối tác trên mạng, trao đổi thông tin, hình ảnh qua e-mail.

• Môi trường pháp lý mà thương mại điện tử được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát thương mại điện tử được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của thương mại điện tử là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w