Giải pháp đối với hình thức gia công xuất khẩu 1 Đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 65 - 67)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.3.Giải pháp đối với hình thức gia công xuất khẩu 1 Đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu chung

3.1.3.1. Đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu chung

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp để đảm bảo sự tin cậy của đối tác, từ đó ổn định được một số hợp đồng gia công nhất định nhận được qua các năm.

Nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý để tránh trường hợp bị phía đối tác lợi dụng. Kỹ sư/CN/CĐ CNTT

Kỹ sư/CN/CĐ ngành khác

Trung cấp – Kỹ thuật Khác

Tìm kiếm, kiểm tra và thực hiện giao dịch với các đối tác tin cậy, có uy tín.

Các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để hợp tác thực hiện các hợp đồng lớn, đảm bảo đồi sống công nhân thông qua chế độ lương bổng tốt.

Với một nền kinh tế thiên về gia công như hiện nay, chúng ta chỉ có thể ổn định vĩ mô thành công một cách nhất thời, không thể giải quyết các nguyên nhân sâu xa, trừ phi chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế.

Để khắc phục thực trạng sản xuất kinh doanh theo kiểu “lấy công làm lãi” trong một thời gian ngắn quả không dễ. Bởi trong cơ cấu công nghiệp, để có một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều khâu như, nghiên cứu, thiết kế, triển khai, quản trị thương hiệu, sản xuất, lắp ráp...thậm chí có sản phẩm phải mất hàng năm, hàng chục năm trời mới ra được với thị trường. Chúng ta may mắn hơn đi tắt, đón đầu được công nghệ tiên tiến, nhưng không vì thế mà an phận bỏ qua nhiều khâu có giá trị gia tăng cao trong sản xuất công nghiệp, nhất là các sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Lắp ráp gia công là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi phân công lao động công nghiệp, ta đang tập trung nguồn đầu tư, lao động vào khâu này thực chất là chỉ lấy công làm lãi. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần có một cái nhìn nghiêm túc khách quan về chỗ đứng của nền công nghiệp, đừng tự ru ngủ mình với những kết quả đã đạt được bằng những con số tăng trưởng mà lợi nhuận thực chất không phải của mình. Để từ đó có những định hướng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tập trung chuyên sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao mà nước ta có tiềm năng thế mạnh, giảm bớt tình trạng đầu tư vào gia công lắp ráp theo kiểu phong trào như hiện nay.

Trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, triển khai, sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm của mình. Trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển các vùng, miền, phù hợp cho phát triển các loại hình công nghiệp có tiềm năng lợi thế cạnh tranh. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, tỉnh nào cũng có đủ các loại nhà máy may mặc, giày da đến xi măng, sắt thép, chế biến nông, lâm, thủy sản, lắp ráp ô tô, xe máy... nhưng sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp phải là đầu tàu chủ lực trong việc gắn sản xuất với nghiên cứu khoa học, nâng cao hàm lượng chất xám cho mỗi sản phẩm (đây có lẽ là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp hiện nay). Nếu không sản phẩm công nghiệp của Việt Nam mãi vẫn chỉ là những sản phẩm ăn theo, lấy công làm lãi của một nền công nghiệp làm thuê.

Nghiên cứu tháo gỡ các quy định liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các DN chấp hành tốt pháp luật cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay.

Các Cục Hải quan địa phương cũng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm đôn đốc, giải quyết thanh khoản kịp thời, đồng thời phải thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt đối với các DN cố tình chậm trễ trong thanh khoản.

Thủ tục xuất nhập khẩu hiện ẩn chứa nhiều bất cập mà cơ quan hải quan cần xem xét và giải quyết một cách quyết liệt. Tổng cục Hải quan cần từng bước giảm, đơn giản và hài hòa hóa các quy trình, thủ tục cho DN. Các thủ tục nào được chi cục hải quan địa phương ghi nhận không cần thiết cũng sẽ được xem xét loại bỏ trong thời gian tới. Như quy định bắt buộc DN phải đăng ký số lượng chủng loại nguyên liệu nhập khẩu và định mức nguyên liệu tại thời điểm ký hợp đồng.

Cần gỡ bỏ ngay vướng mắc trong thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công.,những điểm rối rắm, phức tạp và nhiều điểm không phù hợp với thực tế hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 65 - 67)