Gia công xuất khẩu phần mềm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 58 - 65)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.2.7.Gia công xuất khẩu phần mềm

Đánh giá mức độ cạnh tranh dựa trên 6 yếu tố: môi trường kinh doanh, hạ tầng CNTT-TT, nguồn nhân lực, hành lang pháp lý, nghiên cứu phát triển và hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp CNTT-TT. Sau một năm, thứ hạng VN lên vị trí 56 (tăng 5 bậc) trên tổng số 66 nước được xếp hạng, chỉ có 1 nhóm tụt hạng (nguồn nhân lực).

Năm 2009, cả Hà Nội và TP.HCM đều vào Top 10 (TP.HCM số 5, Hà Nội số 10) về gia công sản phẩm - dịch vụ CNTT-TT. TP.HCM được xem là "hoạt động ổn định" trong lĩnh vực phát triển sản phẩm và kiểm thử phần mềm. Dạng dịch vụ mới nổi khác gắn với tên của TP.HCM là phát triển ứng dụng và bảo trì (ADM - Application Development & Maintenance), lập trình, game và hoạt hình (Animation).

Tóm lại, dù thứ hạng cạnh tranh nói chung chưa cao, nhưng riêng trong lĩnh vực gia công sản phẩm - dịch vụ CNTT-TT, VN trong đó nổi lên TP.HCM - được đánh giá cao và được xem là điểm đến hấp dẫn cho các đối tác. Ở mức công ty, chưa có công ty VN nào được đưa vào danh sách 100 Global Outsourcing.

Dù vị thế kinh tế còn kém, thu nhập thấp, CNTT-TT VN được thế giới đánh giá có nền móng không kém, 4 trụ cột tuy có trụ cột vững, có trụ cột còn yếu, trong đó nổi lên các trụ vững là công nghiệp (đặc biệt là gia công), ứng dụng (chính phủ điện tử) và viễn thông Internet (phát triển băng thông rộng). Sau một năm, nhiều tiêu chí đã được cải thiện đáng kể.

Theo pcworld.com.vn

Nhiều cơ hội

Kém Ấn Độ đến 20 năm phát triển, nhưng ngành GCXKPM VN hiện được hưởng lợi hơn rất nhiều: Hạ tầng viễn thông tốt hơn, chi phí viễn thông rẻ hơn; nhu cầu thị trường nội địa phong phú và đa dạng; cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài sau khi gia nhập WTO... So với những nước có ngành GCXKPM phát triển mạnh (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines...), VN hiện có lợi thế lớn về giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ với trình độ ngày càng được nâng cao, chịu khó và sáng tạo.

Các "đại gia" như Intel, IBM, Microsoft... đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư vào VN, sẽ giúp VN đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế đáp ứng cho tương lai. Chính sách thuế đối với người làm PM và DNPM cũng có những ưu đãi lớn. Ông Matt Ferguson - GĐ nghiên cứu phát triển của Cty Nortel tại VN - cho biết: "Nortel sẽ tiếp tục chọn VN để GCPM vì thị

trường VN phát triển nhanh, chi phí lao động thấp và nguồn nhân lực đáp ứng trong tương lai".

Trở ngại lớn nhất: Nguồn nhân lực

"Hơn 75% các cử nhân CNTT không đủ khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp nếu không được đào tạo thêm các kỹ năng khác. Hầu hết không có kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là tiếng Anh. Giáo trình đào tạo lạc hậu..." - đó là những nhận định khái quát của TS Lê Trường Tùng - GĐ Trường ĐH FPT. TMA - một trong vài Cty GCPM lớn tại VN - đang áp dụng chiến lược đào tạo từ 6-12 tháng cho khoảng 30% số lập trình viên (LTV) được tuyển vào.

Nhìn chung, các Cty GCPM đang thành công, ngoài sức mạnh khai phá thị trường bên ngoài để có khách hàng thì yếu tố nội lực để cạnh tranh là đội ngũ LTV. GCPM cho thị trường Mỹ, Châu Âu đòi hỏi LTV phải khá tiếng Anh; để phát triển thị trường Nhật Bản lại phải biết tiếng Nhật. Ông Nguyễn Đoàn Hùng - Chủ tịch kiêm TGĐ Cty Sáng Tạo chuyên GCPM cho thị trường Nhật Bản - cho biết, sự thành công của Cty đến thời điểm hiện nay là nhờ vào đội ngũ LTV mạnh về kỹ thuật và ngôn ngữ.

Một yếu tố quan trọng khác đó là sự trung thành của nhân viên, giúp cho Cty ổn định nguồn nhân lực. Theo ông Michael Mudd - GĐ bộ phận chính sách công khu vực Châu AÁ-TBD của CompTIA (Hồng Kông) - thì tỉ lệ nhảy việc trong ngành GCPM khá cao, khoảng 25%-40%.

Thời gian qua, thị trường dịch vụ phần mềm tiếp tục phát triển mạnh, doanh thu từ lĩnh vực này đang dần chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các DN CNTT.

Theo Hội Tin học TP.HCM (HCA), trong 3 năm trở lại đây, mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế khiến các đơn hàng gia công giảm đi nhanh chóng, đặc biệt là các đơn đặt hàng từ thị trường Nhật Bản và thị trường châu Mỹ song ngành gia công và sản xuất phần mềm vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25% (so với con số tăng trưởng ở mức trên 30-40% những năm trước đó). Bên cạnh đó, cùng với xu hướng mới của nền kinh tế, các DN CNTT bắt đầu quan tâm đến thị trường nội địa và hướng hoạt động của mình vào thị trường này nhằm xây dựng “hậu phương” vững chắc cho chiến lược tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại sau khủng hoảng.

Việt Nam có 86 triệu người và chủ yếu là dân số trẻ, đây là một thị trường lý tưởng để phát triển phần mềm, nội dung số, các sản phẩm trên nền Internet, nhất là các ứng dụng trên nền viễn thông 3G hiện đang được đầu tư khá mạnh tại Việt Nam. Do đó bên cạnh thế mạnh về phần cứng cần có chính sách khai thác hữu hiệu mảng thị trường có tiềm năng lớn là phần mềm, nội dung số và internet nhằm tối đa hoá tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được biết sắp tới vào năm 2012 chính phủ có kế hoạch đầu tư khoảng 58 triệu USD để phát triển ngành công nghệ phần mềm và kỹ thuật số. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để các DN nắm bắt phát triển.

Tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp phần mềm dịch vụ (DN PmDv)

Nguồn: HCA

Theo thống kê năm 2009, doanh thu dịch vụ phần mềm đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó 255 triệu USD từ phần mềm dịch vụ nội địa và 130 triệu USD là từ xuất khẩu phần mềm. Số còn lại là từ nội dung số, đào tạo, tích hợp hệ thống và dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2009, có 3 DN hoạt động chủ yếu ở thị trường nội địa là CSC, TMA, FPT và đạt doanh thu tăng trưởng tại thị trường nội địa là 47% so với năm 2008. Trong khi đó, lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm năm 2009 chỉ tăng 13% doanh thu. Ngoài ra, sự hoạt động có hiệu quả của các khu phần mềm chủ lực trên cả nước như Khu công viên phần mềm Quang Trung tại TP.HCM, khu phần mềm Láng Hoà Lạc tại Hà Nội và sắp tới khu công viên phần mềm lớn nhất ASEAN tại Thủ Thiêm, TP.HCM với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD được xây dựng,

PmDv nội địa Nội dung số Đào tạo

Tích hợp hệ thống, dịch vụ gia tăng

đi vào hoạt động cũng sẽ góp phần mang lại tương lai khả quan cho ngành công nghệ phần mềm trong tương lai.

Thị trường dịch vụ nội địa còn rất lớn và tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hàng ngàn DN dịch vụ phần mềm có thể phát triển tốt tại thị trường này.

Hiện nay, những mảng dịch vụ phần mềm đang phát triển mạnh và thu hút tại thị trường nội địa là quản trị nguồn lực DN (ERP) với doanh thu ước đạt 900 tỷ đồng trong năm 2010, so với con số gần 750 tỷ đồng trong năm 2009. Bên cạnh đó, các mảng phần mềm dịch vụ như phần mềm kế toán, phần mềm thư viện, phần mềm cổng thông tin (portal) đang tăng trưởng nhanh với tổng thị trường cho các đơn vị nhà nước khoảng 1.800 tỷ đồng,… Ngoài ra, các giải pháp phần mềm như mã nguồn mở, CMMi, phần mềm Core chứng khoán… cũng được hỗ trợ đầu tư phát triển và ứng dụng rộng rãi trên cả nước.

Mới đây, công nghệ phần mềm bán dẫn cũng được chú trọng phát triển với dự án xây dựng nhà máy chíp bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam có chi phí khoảng 200 triệu USD, có khả năng sản xuất ra từ 400 tới 600 triệu chip mỗi năm và hướng tới mục tiêu doanh thu 100 triệu USD, góp phần tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển trong tương lai. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành nghiên cứu xây dựng Chương trình công nghiệp CNTT đến năm 2015 tầm nhìn 2020 sẽ được ban hành vào quý III/2010. Đồng thời các Quyết định 51, 56, 50 của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển CNTT trong đó có phát triển công nghiệp phần mềm và chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đã chứng tỏ quyết tâm đẩy mạnh xây dựng hoạt động sản xuất và kinh doanh phần mềm trở thành một mũi chủ lực đưa nền CNTT nước ta phát triển mạnh mẽ và đạt vị trí cao trên bản đồ CNTT thế giới./.

Thị trường PmDv năm 2009

Điểm sáng:

• Thị trường phần mềm nội địa tiếp tục tăng trưởng ~ 20% so với năm 2008. Dự kiến tiếp tục tăng trưởng 26% trong năm 2010 đạt 321 triệu USD.

• Top 5 DN phần mềm hàng đầu năm 2009 thì có 3 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tại thị trường nội địa và có tốc độ tăng doanh thu bình quân 47% so với năm 2008, trong khi đó lĩnh vực gia công xuất khẩu năm 2009 chỉ tăng khoảng 13% doanh thu.

• Chính sách kích cầu cho vay kinh doanh PmDv của Nhà nước.

Thách thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Do khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường gia công cho nước ngoài suy giảm.

• Cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các Cty PmDv nước ngoài tại VN.

• Chính sách thuế chưa có gì thay đổi mạnh mẽ hơn.

Thị trường gia công xuất khẩu PmDv 2009.

• Top 3 Cty hàng đầu: CSC, FPT, TMA chiếm 55% trị giá xuất khẩu phần mềm. PmDv nội địa

PmDv Xuất khẩu Tổng số

• Top 6 Cty hàng đầu: CSC, FPT, GCS, Harvey Nash, Pyramid Consulting VN, TMA chiếm hơn 95% trị giá xuất khẩu phần mềm.

• Đặc biệt các Cty chuyên gia công xuất khẩu phần mềm như CSC, GCS nay cũng xâm nhập thị trường trong nước qua các đề án ERP (tư vấn triển khai SAP).

• Thị trường gia công trong nước đang tăng lên nhanh chóng. • Thị trường gia công cho châu Âu vượt qua thị trường Nhật, Mỹ.

• Các Nhóm gia công nhỏ có được nhiều hợp đồng gia công tìm kiếm được trên mạng.

• Các đề án phát sinh từ Web Services, SaaS, ảo hoá, Cloud, các nền tảng di động (iphone, Android, ..) ngày càng được ưa chuộng.

Thị trường PmDv nội địa.

• Thị trường ERP mới khởi đầu với hàng loạt Hợp đồng lớn đều thuộc về SAP. Những đề án thành công có sự hợp tác với các đơn vị tư vấn nước ngoài.

• Thị trường phần mềm kế toán bắt đầu bão hoà, không còn tăng trưởng mạnh.

• Phần mềm về nội dung số nội địa còn rất ít và thiếu sáng kiến. Có lẽ vì tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng chưa được cải thiện gì.

• Thị trường Cổng thông tin, phân tích dữ liệu còn sơ khai. Hiện chủ yếu tập trung vào các Portal về dịch vụ công, lưu trữ văn bản, ...

• Thị trường phần mềm trên cloud chưa có triển khai nào đáng kể.

• Thị trường gia công trong nước đang phát triển mạnh mẽ cho các ứng dụng đặc thù.

• Các phần mềm trên điện thoại di động đang được chú ý nhưng còn ít ý tưởng mới.

1. Thiếu chuẩn năng lực (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất).

2. Thiếu chuẩn đào tạo (như chuẩn đào tạo KS CNTT của Nhật).

Tình hình đáp ứng nhân lực tại DN PmDv

• Nhân lực làm việc tại các DN phần mềm năm 2009 chỉ tăng khoảng 12%.

• Nhân lực trong các DN CNTT chỉ tăng thêm 2000 người từ 2008 – 2009. Dự kiến tăng thêm 9000 nữa trong năm 2010.

• Nhân lực trong lĩnh vực Nội dung số năm 2009 tăng khoảng 26%.

• Chưa có thay đổi đáng kể trong chương trình đào tạo nghề cũng như chương trình đào tạo tại các Trường Cao đẳng, Đại học.

• Chất lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp không tăng so với các năm trước.

Vì vậy cần phải nâng cao chât lượng đào tạo, đa dạng hóa về chương trình học để có được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp phần mềm hiện nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp.doc (Trang 58 - 65)