Khu vực miền Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 27 - 31)

Số lượng nhà máy còn ít, phân bố tản mạn trong khi nhu cầu phục vụ ở khu vực này, đặc biệt là vùng TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu rất cao. Tổng năng lực sửa chữa khoảng 98 – 115 chiếc/năm, nhưng so với yêu cầu thị trường của khu vực thì còn rất thấp. Khả năng đóng mới còn hạn chế.

Thế mạnh

- Hầu hết các cơ sở đều được thành lập từ sau năm 1975, có sức vươn lên mạnh.

- Có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khá thuận lợi cho quá trình khai thác và phát triển.

- Từ sau năm 1995 một số nhà máy đang đầu tư xây dựng mới triền tàu, cầu tàu để có thể đóng mới được các loại tàu có trọng tải từ 5.000DWT trở lên, tiếp nhận sửa chữa tàu đến 25.000DWT (Công ty công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn)

Mặt yếu

Nhìn chung thực trạng cơ sở vật chất lỹ thuật nhà xưởng, kho bãi, công trình nâng hạ tàu, cầu bến…của các Nhà máy còn sơ khai. Do đó năng lực đóng mới cũng như sửa chữa tàu lớn còn hạn chế.

Qua những phân tích trên, có thể rút ra một số tồn tại chủ yếu về cơ sở vật chất của ngành đóng tàu biển Việt Nam nói chung là:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thiếu thốn, không đồng bộ (ví dụ có ụ hoặc triền tàu nhưng không có cầu tàu, hoặc có cầu tàu mà chưa có công trình nâng tàu).

- Hệ thống nhà xưởng khá cũ kỹ, tầm hoạt động hạn chế. Một số nhà máy còn chưa có đủ phân xưởng, thường phải ghép chung các bộ phận.

- Nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển , phần lớn vật tư thiết bị để đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ đều phải nhập của nước ngoài.

2.2. Lao động

Toàn ngành có khoảng hơn 9.000 lao động có trình độ học vấn cao chủ yếu tập trung tại viện khoa học công nghệ tàu thuỷ (Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ: 14 người). Lực lượng cán bộ đại học, trên đại học được đào tạo ở các nước XHCN và Trường đại học Hàng Hải Việt Nam. Đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật am hiểu nghề nghiệp sâu sắc, nhạy cảm với thị trường. Đội ngũ thợ bậc cao, công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo ở các nước Đông Âu cũ và trường công nhân đóng tàu biển trong nước, có năng lực đảm đương đóng mới và sửa chữa những con tàu có trang thiết bị kỹ thuật phức tạp. Lực lượng thợ bậc cao chủ yếu tập trung ở một số nhà máy lớn khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, cụ thể:

- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: 1.762 người chiếm 19,6% tổng số lực lượng toàn ngành.

- Thợ bậc cao: 500 người chiếm 5,5% lao động toàn ngành.

Chi tiết về nguồn nhân lực được trình bày trong bảng 4

Bảng 4. Phân bố lao động tại các cơ sở đóng tàu biển chủ yếu

Đơn vị tính : người STT Đơn vị Tổng số ĐH và TH Thợ bậc cao 1 N/m đóng tàu biển Bạch Đằng 1.800 240 70 2 N/m đóng tàu biển Hạ Long 1.240 120 60 3 N/m Đóng tàu Sông Cấm 558 150 23 4 N/m s.c tàu biển Phà Rừng 850 150 50 5 N/m đóng tàu biển Bến Kiền 430 127 30 6 N/m đóng tàu biển Tam Bạc 367 50 13

7 C. ty đóng tàu biển Nam Triệu 455 40 38

8 N/m đóng tàu biển Nam Hà 250 25 53

9 N/m đóng tàu biển Sông Lô 457 80 21

10 N/m đóng tàu biển Sông Hàn 92 28 9

11 C. ty CNtàu thuỷ Sài Gòn 377 97 15

12 C.ty đóng tàu biển & biển

313 65 45

13 N/m đóng tàu biển 76 374 44 11

Như vậy trong cơ cấu lao động của công nghiệp đóng tàu biển lực lượng công nhân kỹ thuật đóng vai trò chính, số công nhân lành nghề, thợ bậc cao chủ yếu là thợ hàn chiếm tỷ trọng thấp ( chỉ có 5,5%), cán bộ có trình độ đại học và trung cấp kỹ thuật tương đối hợp lý. Lực lượng lao động của toàn ngành phân bố đồng đều cả về số lượng và chất lượng, một số nhà máy như đóng tàu biển Hạ Long, Bạch Đằng có đội ngũ lao động đào tạo đồng bộ từ các nước Đông Âu cũ nên khả năng tiếp thu công nghệ đóng tàu biển cũng như hiệp tác lao động tốt. Tuy nhiên trình độ của lao động đóng tàu biển do được đào tạo chủ yếu trong những năm 70, 80 nên chưa bắt nhịp được với công nghệ đóng tàu biển của khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay. Ngành cần có kế hoạch đào tạo lại ở tất cả khâu: đại học, trung cấp, thợ lành nghề…nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, có nghiệp vụ quản lý tiên tiến và sáng tạo, tay nghề cao để phục vụ thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Thị trường tiêu thụ

3.1. Thị trường nội địa.

Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phương tiện vận tải thuỷ do ngành công nghiệp đóng tàu biển tạo ra phục vụ cho các nhu cầu vận tải trong nước, cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận tải hàng hoá cũng như chuyên chở hành khách. Trong đội tàu biển của ngành hàng hải Việt Nam, phương tiện đóng mới trong nước chỉ chiếm 17,5% tổng trọng

tải; 56,15% số chiếc , còn lại chúng ta vẫn phải sử dụng tàu được đóng ở nước ngoài (14 nước khác nhau) dưới hình thức vay mua tàu cũ . Hiện nay đội tàu biển Việt Nam chỉ có khả năng đảm nhiệm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển đường biển nội địa và 10% yêu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước, chưa tính đến đội tàu vận tải dầu thô. Như vậy năng lực đóng tàu biển nước ta là quá thiếu hụt so với yêu cầu vận tải biển ngay trong hiện tại, chưa nói đến nhu cầu tăng trưởng vận chuyển hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong những giai đoạn tới đây.

3.2. Xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu tàu của ngành nhìn chung còn để ngỏ, chúng ta mới chỉ đóng mới cho nước bạn Lào, Căm Pu Chia vài con tàu chở khách (80 – 100 chỗ), thuyền buồm du lịch loại nhỏ…và xuất khẩu được 1 – 2% giá trị sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp đóng tàu biển (tại nhà máy đóng tàu biển Tam Bạc). Hiện nay ngành đã thành lập Công ty phá dỡ tàu cũ với nhiệm vụ trọng tâm là nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ, lấy tôn, thép phế liệu và sản phẩm từ phá dỡ tàu phục vụ đóng tàu biển trong nước và tái xuất khẩu. Đây là phương hướng phát triển sản xuất nhằm khắc phục khó khăn về nguyên liệu, thiết bị nghi khí hàng hải cho công nghiệp đóng tàu biển mà ngành vẫn phải nhập khẩu. Từ 2 năm trở lại đây ngành đã và đang khai thác thị trường Iraq, đã ký được một loạt các hợp đồng cung cấp các tàu đóng mới, sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của ngành ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 27 - 31)