Xu hướng phát triển của thế giới và khu vực tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 52 - 54)

7 Ths Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam

1.1.2. Xu hướng phát triển của thế giới và khu vực tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam

sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam .

Ngành công nghiệp đóng tàu biển thế giới phát triển theo chu kỳ, tuỳ theo sự hưng thịnh hay suy thoái của ngành hàng hải quốc tế. Theo công ty tư vấn Drewty (Anh) thì dự báo ngành đóng tàu biển thế giới những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 như sau:

- Công nghiệp đóng tàu biển thế giới sẽ phục hồi từ tình trạng yếu kém (từ những năm 80 của thế kỷ này) trong vòng vài ba năm tới nhờ các nguyên nhân:

+ Đội tàu của các quốc gia trên thế giới nói chung đã già và cũ dần.

+ Đối với các loại chở dầu sẽ phải có sự cải tạo mới do quy phạm tàu dầu thay đổi

+ Tiêu chuẩn chính xác về an toàn hàng hải sẽ có bước phát triển nhảy vọt. Khả năng kiểm soát và bảo vệ môi trường ngày một tăng và phần lớn ởđội tàu cũ là không thoả mãn

- Chi phí đóng mới nhìn chung sẽ tăng so với thời kỳ hiện nay

- Nhu cầu đóng mới vào những năm đầu thế kỷ 21 khoảng 20 DWT/năm (hiện tại khoảng 18,5 triệu DWT/năm. Các hãng đóng tàu biển hoàn toàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu này do những tiến bộ trong công nghệ đóng tàu biển, tăng năng suất lao động và nhất là tiến tới xu hướng đóng tàu biển hàng loạt (tàu tiêu chuẩn)

Cũng theo dự báo kinh tế, công nghiệp đóng tàu biển đến năm 2005 không có khả năng xuất hiện suy thoái, đặc biệt khi đóng tàu biển thế giới xuất hiện suy thoái thì công nghiệp đóng tàu biển của Đông Nam á lại tăng trưởng. Trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng chuyển dịch các trung tâm công nghiệp đóng tàu biển về khu vực châu á-Thái Bình Dương, song song với sự phát triển của các nền kinh tế năng động là sự tấp nập của các tuyến vận tải quốc tế. Điều này có thể nhận thấy qua các số liệu thống kê:

+ Tổng số đơn đặt hàng đóng mới thực hiện tại các nhà máy đóng tàu biển Nhật và Hàn Quốc chiếm 75 - 80% tổng số đơn đặt hàng toàn thế giới hàng năm.

+ Số lượng nhà máy đóng tàu biển bị đóng cửa và phá sản tại Châu âu tăng vọt đồng thời với việc tăng số lượng các nhà máy đóng tàu biển mới tại Châu á.

Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy là do giá thành tàu đóng mới và sửa chữa các loại tàu thông thường của các nhà máy ở Châu Âu rất cao so với các nhà máy đóng tàu biển ở Châu Á. (Thông thường trong cơ cấu giá thành sản phẩm tàu đóng mới chi phí nhân công chiếm 20 – 30%). Hiện tại, ở các nước công nghiệp phát triển chi phí nhân công lên cao trong khi các sản phẩm tàu thuỷ thường là đơn chiếc. Khả năng ứng dụng tự động hoá khó khăn, chi phí đầu tư đổi mới thiết bị không nhỏ. Hơn nữa ngành công nghiệp đóng tàu biển không thể gọi là ngành công nghiệp sạch như các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao (điện tử, tin học) trong khi chỉ tiêu về môi trường của khu vực Châu Á rất cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)