12 Bộ giao thông vận tải – Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Đề án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2000 đến
2.3.2. Đối với việc xuất khẩu
a. Đóng mới
- Giai đoạn 2001 – 2005: các chủ tàu chở hàng rời đến 15.000DWT, tàu chở container 1.000TEU, các tàu chở sản phẩm dầu, tàu chở khí (LPG) và hoá chất lỏng đến 5.000m. Chế tạo và bán thử
khuyến mãi các loại thuyền du lịch cao cấp (GRP) dài 9 – 16m vào thị trường du lịch Mỹ – Cu Ba.
- Giai đoạn 2005 – 2010: Các tàu chở hàng rời đến 50.000DWT, tàu chở container 1.200 – 1.500TEU, các tàu chở sản phẩm dầu, tàu chở khí (LPG) và hoá chất lỏng đến 15.000m, khuếch trương sản phẩm tàu GRP cho mọi công dụng.
b. Sửa chữa.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Các tàu đến 15.000DWT
- Giai đoạn 2005 – 2010: Các tàu đến 50.000DWT
Hiện tại chúng ta đã có khả năng sửa chữa tàu đến 400.000T tại ụ tàu của nhà máy liên doanh với Hyunđai. Cần kết hợp đẩy mạnh các loại hoạt động tiếp thị và thầu phụ trong sửa chữa cho nhà máy này, qua đó tích luỹ kinh nghiệm, chuẩn bị tiền đề cho xây dựng cơ sở 2 có quy mô thích hợp của ngành công nghiệp đóng tàu biển tại một trong 2 địa điểm là Dung Quất hoặc Long Sơn.
2.4. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ.
Trong điều kiện ngành công nghiệp đóng tàu biển còn thấp kém về công nghệ, khoa học – công nghệ đóng tàu biển phải là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành để phục vụ cho nhu cầu phát triển GTVT nói chung và dần dần hội nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển các ngành khoa học khác vì lợi ích chung của toàn xã hội.
- Tranh thủ công nghệ mới bằng liên doanh, liên kết với nước ngoài, tự đầu tư trong các lĩnh vực nghiên cứu thiết kế, hiện đại hoá thiết bị công nghệ:
+ Thiết kế các loại tàu và phương tiện nổi kiểu mới và tàu kích thước lớn, công nghệ vật liệu Composite, hợp kim nhôm trong đóng tàu biển, công nghệ chế tạo thép đóng tàu biển chất lượng cao…
+ Chế tạo thử nghiệm các thiết bị công nghệ cao thay thế hàng nhập khẩu.
+ Công nghệ chế tạo các vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt sử dụng trên tàu thủy.
+ Tựđộng hoá thiết kế tàu thủy và công trình nổi.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất từ thiết kế đến chế tạo (sửa chữa) tàu theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thợ lành nghề, cán bộ kỹ thuật theo hướng chuyên sâu ở nước ngoài và trong nước.
II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam và nâng cao vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu
1. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
Từ kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển của các nước trên thế giới và khu vực; Căn cứ vào xu hướng chuyển dịch của ngành công nghiệp đóng tàu biển là hướng về Châu Á; từ thực tiễn quá trìng xây dựng và phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam, ta thấy:
Hiện nay các quốc gia ven biển và có lợi thế về vận tải thủy đều có chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này để dành thế mạnh, thế chủ động trong khai thác biển và kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy nhưng ngành công nghiệp đóng tàu biển so với các nước trên thế giới và trong khu vực đang ở mức phát triển chậm, trang thiết bị công nghệ lạc hậu. Để tiến kịp trình độ các nước trong khu vực, ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam cần được chính phủ áp dụng một số chính sách và cơ chế cần thiết để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển.
1.1. Chính sách về đầu tư và phát triển
Đầu tư cho công nghiệp đóng tàu biển và sửa chữa tàu có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, tạo ra nội lực để phát triển nhiều ngành công nghiệp khác và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.
Vốn đầu tư để củng cố và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như để thực hiện các dự án phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển được xác định theo hướng:
a. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nhà máy đóng tàu biển như đường xá, cầu tàu, ụ tàu, luồng tàu, điện, nước… được xem xét để đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngành chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và thực hiện nghĩa vụ khấu hao tài sản theo qui định của Nhà nước.
b. Cho phép các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất của ngành được sử dụng nguồn vốn vay ODA, các nguồn vay tín dụng Chính phủ của các nước.
c. Trong kế hoạch phân bổ tín dụng đầu tư hàng năm của Nhà nước, cần dành một tỷ lệ cụ thể và thích đáng cho ngành công nghiệp đóng tàu biển với lãi suất thấp và chu kỳ vay hợp lý đểđầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ.
d. Ngân hàng nhà nước bảo lãnh cho ngành công nghiệp đóng tàu biển vay vốn của các công ty nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện các hợp đồng đóng tàu biển xuất khẩu.
e. Cho phép ngành được bán tàu trả chậm cho các chủ tàu trong và ngoài nước thông qua việc vay vốn của quỹđầu tư phát triển .
f. Ưu tiên cho ngành công nghiệp đóng tàu biển được sử dụng các nguồn viện trợ Nhà nước cần có một số chính sách bảo hộ trong thương mại nhằm chuẩn bị hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2. Chính sách tạo và bảo hộ thị trường.
Thị trường là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì thế cần được Nhà nước có chủ trương và biện pháp hữu hiệu nhằm kiến tạo và bảo hộ thị trường vững chắc cho ngành công nghiệp đóng tàu biển ở giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển ngành, cụ thể:
a. Tập trung toàn bộ các cơ sở đóng và sửa chữa tàu của các Bộ ngành khác về giao cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý để tận dụng năng lực sẵn có của các cơ sở sản xuất và tránh đầu tư phân tán.
b. Ngành là đơn vị Nhà nước giao nhiệm vụ đóng mới hoặc sửa chữa tàu thuyền theo các Hiệp định trao đổi hàng hoá của Chính phủ ta với Chính phủ các nước khác.
c. Trong thời gian từ nay đến 2005, là thời gian chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập AFTA, các đơn vị kinh doanh trong nước không được mua và đưa đi sửa chữa ở nước ngoài những loại tàu, phương tiện mà trong nước có khả năng đáp ứng. Việc mua và đưa đi sửa chữa ở nước ngoài những loại phương tiện đặc biệt nào phải được phép của Chính phủ.
d. Hàng năm Nhà nước dành một tỷ lệ thích đáng trong số vốn tín dụng đầu tư của ngân sách để cho các chủ tàu vay dùng vào việc tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam .
1.3. Chính sách thuế và xuất nhập khẩu.
a. Vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ cho các chương trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đổi mới công nghệ của ngành công nghiệp đóng tàu biển được miễn thuế nhập khẩu. Trong trường hợp phải nộp thuế sẽ được hoàn thuế GTGT để tránh tình trạng thu thuế hai lần trên một sản phẩm.
b. Miễn thuế sử dụng đất 10 năm đầu kể từ khi đi vào sản xuất cho các cơ sở mới xây dựng và giảm 50% thuế đất cho các cơ sở hiện nay nhằm khuyến khích đầu tư.
c. Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu biển, Nhà nước cần có một số chính sách bảo hộ trong thương mại nhằm chuẩn bị hội nhập khu vực và quốc tế như:
- Qui định biểu thuế XNK với thuế suất vật tư trang thiết bị thủy phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu là bằng 0% (trừ trường hợp các loại động cơ, thiết bị thủy trong nước đã sản xuất được) để thuận tiện trong thực thi, tránh các biểu hiện tiêu cực của cơ chế xin – cho. Vì hiện nay, trong khi nhập các loại nguyên chiếc thì mức thuế suất bằng 0%, còn nhập máy móc, vật tư thiết bị về để đóng tàu biển thì có mức thuế suất rất cao (10 – 40%). Việc giảm, bỏ thuế nhập khẩu các máy móc, vật tư thiết bị cho ngành đóng tàu biển sẽ dẫn tới giảm giá đầu vào và tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu biển lên rất cao.
- Trong giai đoạn từ nay đến 2006, tạm thời áp dụng một số chính sách cứng về thuế quan và phi thuế quan để giành thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu biển (Công bố thuế suất đến 10% cho nhập khẩu các loại tàu đến 10.000T; Các dự án đầu tư, mua sắm các phương tiện nổi chỉ thực hiện đấu thầu với các doanh nghiệp Việt Nam , bao gồm cả liên doanh).