Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 72 - 73)

c. Đối với vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

2.1. Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Thực tế hệ thống cảng biển Việt Nam có trên 90 cảng lớn nhỏ, với chiều dài khoảng 22.000m cầu tàu, năng lực thông qua khoảng 60 triệu tấn hàng hóa 1 năm, trong đó hàng container chiếm khoảng 1.7triệu TEU(2002). Mạng lưới cảng được rải khắp từ Bắc tới Nam, có cảng nằm sâu trong nội địa, có cảng nằm ngay ven biển; quy mô nhỏ bé, manh mún không tập trung. Lớn nhất là cảng Sài Gòn, sản lượng thông qua năm 2001 khoảng 10triệu tấn hàng hoá. Cơ sở hạ tầng của các cảng hầu hết đều cầu bến yếu, đường giao thông chật hẹp. Hệ thống kho kín của các cảng được xây dựng trước đây chỉ thích hợp cho việc bảo quản hàng bách hoá nhưng không đáp ứng được yêu cầu xếp dỡ, bảo quản hàng container hiện nay. Thời gian gần đây rất nhiều cảng trong nước đã và đang mạnh dạn đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận hàng hoá trong nước, khu vực và thế giới. Nhưng do gặp khó khăn về vốn đầu tư, cho nên chủ yếu dừng lại ở mức độ nâng cấp, hoán cải. Cùng với những tiến bộ của khoa học, công nghệ và phương thức chở hàng bằng container, đã xuất hiện những con tàu khổng lồ với trọng tải hàng trăm DWT. Do vậy, việc khẩn trương xây dựng các cảng nước sâu và cảng trung chuyển quốc tế là rất cần thiết. Đồng thời xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển; xây dựng, cải tạo kho bãi đảm bảo cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá container.

Nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển cũng là một mục tiêu cấp bách. Hiện nay thủ tục này còn rườm rà, phức tạp, có tới 6

“cửa” do các cơ quan thuộc các bộ ngành khác nhau quản lý và làm thủ tục tại các cảng biển với khá nhiều văn bản, quy định được ban hành dẫn đến

tình trạng chồng chéo, trùng lặp, trong thủ tục ra vào cảng biển Việt Nam phải nộp và xuất trình nhiều loại giấy tờ với 6 cơ quan chức năng. Quy trình rườm rà này làm nảy sinh tiêu cực và gây ra những rắc rối không đáng có cho chủ tàu, chủ hàng, cản trở tốc độ lưu chuyển hàng hoá và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhằm mục đích đơn giản hoá thủ tục đối với tàu thuyền ra vào các cảng biển Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và áp dụng tối đa các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, các cảng khu vực TP.Hồ Chí Minh đã được thực hiện thí điểm “dịch vụ một cửa” cho các chủ tàu, doanh nghiệp, hy vọng đây sẽ trở thành cơ sở để triển khai áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Phát triển hệ thống cảng biển và cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển sẽ tạo điều kiện để đội tàu biển Việt Nam có nhiều cơ hội giao thương, số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu hay hàng quá cảnh được chuyên chở qua cảng Việt Nam, bằng tàu Việt Nam do đó sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)