7 Ths Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam
1.2. Nhược điểm của vận tải bằng đường biển
Ngoài những ưu điểm đã nêu, vận tải biển có một số nhược điểm sau:
+ Ngành vận tải này chỉ được áp dụng ở những quốc gia có biển thông với đại dương.
+ Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải. Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như: Mắc cạn, đắm, cháy, đâm vào nhau, đâm phải đã ngầm, mất tích, sóng thần…theo thống kê của các công ty bảo hiểm, hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.
+ Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu chờ hàng hiện nay khoảng 14 - 20 hải lý trên giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hoả. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển
có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng, người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá cước vận tải.
Như vậy, vận tải bằng đường biển có một số nhược điểm cần khắc phục như tốc độ chậm, nhiều rủi ro hàng hải. Nghiên cứu ưu, nhược điểm của phương thức vận tải biển sẽ giúp ta có thể hạn chế bớt nhược điểm cũng như phát huy được lợi thế của phương thức này. Từ đó đề ra giải pháp cho ngành đóng tàu biển Việt Nam để nâng cao chất lượng tàu biển nhằm tăng tốc độ chuyên chở, đầu tư cảng biển và các công cụ phục vụ xếp dỡđể giảm bớt thời gian và rủi ro hàng hải.
2. Vai trò của ngành đóng tàu biển Việt Nam trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình 7%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta cũng không ngừng tăng lên.
Bảng 8. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm Năm Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1995 5.448,9 34,4 8.155,4 40,0 1996 7.255,9 33,2 11.143,6 36,6 1997 9.185,0 26,6 11.592,3 4,0 1998 9.360,3 1,9 11.499,6 -0,8 1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2
2001 15.027,0 3,8 16.162,0 3,4 2002 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4 2002 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4
10/2003 18.620,0 22.150,0
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 26/11/2003 Sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng Việt Nam năm 2001 đạt 91.415.974 tấn, tăng 10,26% so với năm 2000. Trong đó hàng container đạt 1.345.587 TEU, tăng 17.25%; hàng lỏng đạt 31.198.434 tấn, tăng 9.6%; hàng khô đạt 35.465.521 tấn, tăng 7,5%; hàng quá cảnh đạt 9.626.847 tấn, tăng 5%8
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và tốc độ tăng nhanh của lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và chất. Theo số liệu của Cục hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 6/2003, đội tàu biển nước ta đạt hơn 2,4 triệu tấn trọng tải, tăng gần gấp đôi so với năm 19989
Bảng 9. Thống kê đội tàu biển Việt Nam
Năm 1995 Năm 1998 6/2003 Tổng số 324 tàu 796 tàu 877 tàu
Tổng trọng tải 795.772 DWT 1.220.750 DWT 2.414.092
Tuổi bình quân 19,5 tuổi 14,04 tuổi
Nguồn : Tạp chí Hàng Hải Việt Nam 10/2003 Trong đó kết cấu đội tàu như sau:
Bảng 10. Kết cấu đội tàu biển Việt Nam (theo thống kê chưa đầy đủ đến hết tháng 6/2003)
Loại tàu Số lượng Dung tích(GT) Trọng tải(DWT)
Tàu container 19 146.579,00 185.682,26 Tàu hàng khô 565 736.639,71 1.149.631,24 Tàu dầu & DV 116 718.425,37 1.023.179,69
8 Bảo Khanh - Cảng biển Việt Nam trên đường hội nhập 9 Ths. Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam
Tàu khác 177 52.370,52 5.598,81
Tổng số 877 1.654.014,60 2.414.092,00
Nguồn : Tạp chí Hàng Hải Việt Nam 10/2003 Cùng với sự tăng lên về số lượng, các con tàu mới ngày càng được hoàn thiện hơn với những trang thiết bị hiện đại, năng lực chuyên chở lớn và công dụng phù hợp với sự thay đổi trong ngành vận tải trên thế giới.
Quá trình hiện đại hoá đội tàu biển quốc gia còn được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những tàu container hiện đại, có khả năng chạy cận viễn dương. Những tàu container không chỉ đa dạng hoá phương thức vận chuyển hàng hoá mà thực tế đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đánh dấu sự xuất hiện diện của đội tàu container Việt Nam trên thị trường vận chuyển container quốc tế.
Các phương tiện vận tải thuỷ do ngành công nghiệp đóng tàu biển tạo ra phục vụ cho các nhu cầu vận tải trong nước và cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta mới chỉđáp ứng một phần nhỏ nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong đội tàu biển của ngành hàng hải Việt Nam, phương tiện đóng mới trong nước chỉ chiếm 17,5% tổng trọng tải; 56,15% số chiếc, còn lại chúng ta vẫn phải sử dụng tàu được đóng ở nước ngoài (14 nước khác nhau) dưới hình thức vay mua tàu cũ. Hiện nay đội tàu biển Việt Nam chỉ có khả năng đảm nhiệm khoảng 80% nhu cầu vận chuyển đường biển nội địa và 10% yêu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước, chưa tính đến đội tàu vận tải dầu thô 10(xem bảng 11)
10
Bảng 11. Thống kê số liệu thực hiện sản lượng (QXNK) và thị phần vận tải (%) của đội tàu biển Việt Nam
Năm Q (X.N.K) (tấn) Thị phần (%) 1996 34,980 10 1997 38,470 12 1998 42,796 14 1999 49,300 14 2000 52,130 15 2001 57,791 16 2002 77,370 16.5
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, Viện chiến lược Phát triển GTVT
Như vậy, có thể thấy tuy thị phần chuyên chở của đội tàu Việt Nam tăng hàng năm nhưng năng lực đóng tàu biển nước ta là quá thiếu hụt so với yêu cầu vận tải biển ngay trong hiện tại, chưa nói đến nhu cầu tăng trưởng vận chuyển hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong những giai đoạn tới đây.
CHIẾN LƯỢC, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐÓNG TÀU BIỂN VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGÀNH NÀY TRONG CHUYÊN
CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
I. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
1. Những căn cứ xác định chiến lược phát triển ngành đóng tàu biển Việt Nam
1.1. Môi trường phát triển