Dự báo nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 56 - 59)

7 Ths Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam

1.2.2. Dự báo nhu cầu thị trường khu vực và quốc tế.

Hiện nay tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương công nghiệp đóng tàu biển có sự biến đổi và cạnh tranh mạnh. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có nền công nghiệp đóng tàu biển đứng hàng đầu Thế giới, nhưng do giá nhân công cao, ngành công nghiệp nặng và không “sạch” này đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có giá nhân công rẻ hơn như: Trung Quốc, ấn Độ, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Mianma. Để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, như Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Anh…và Mỹ đang đầu tư vào các nước có giá nhân công thấp. Việt Nam chúng ta cũng là nước được chú trọng trong lĩnh vực này. Hơn nữa, Việt Nam có lực lượng dồi dào, có trình độ tay nghề khá trong khu vực, có điều kiện địa lý thuận tiện, nếu ta biết tổ chức sắp xếp và có chính

sách ưu tiên hợplý, chúng ta có thể hoàn toàn nắm bắt được cơ hội này, tranh thủ thị trường, tiền vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với các nước có công nghiệp đóng tàu biển phát triển để đưa công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam phát triển và cạnh tranh trong khu vực.

1.3. Đường lối phát triển công nghiệp đóng tàu biển của Chính phủ

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ một số định hướng lớn cho phát triển kinh tế và xã hội của nước ta là: "Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng, năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim hoá chất ..." và sau đó khẳng định "Phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ" .

Trong văn kiện trên cũng đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cần đạt: Thời kỳ 2001-2002 đạt khoảng 6%; Thời kỳ 2003-2007 đạt khoảng 7,5%; Thời kỳ 2007-2010 đạt khoảng 6,5%.

Công nghiệp phát triển với tốc độ bình quân: Thời kỳ 2001-2002 đạt khoảng 9-10%/năm, thời kỳ 2003-2010 đạt khoảng 8-9%/năm.

Tỷ trọng giá trị tăng công nghiệp trong GDP đạt 27-28% và 34-35% vào năm 2010.

Từ năm 2003 đến năm 2010, ngoài việc tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp đã có, dự kiến sẽ hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng như: Lọc hoá dầu, đóng tàu biển lớn, sản xuất ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử-tin học, công nghiệp luyện kim lớn ...

Như vậy, có thể thấy rõ chủ trương đường lối của chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển thành một ngành công nghiệp quan trọng của nước ta. Cùng với các loại phương tiện vận tải khác, phương tiện vận tải đường thuỷ đã mang lại hiệu quả đích thực cho nền kinh tế Việt Nam. Từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam cần đạt những mục tiêu sau :

- Giai đoạn 1 - Từ nay đến 2005 : Hoàn thiện và mở rộng cạnh tranh, hoàn thiện công nghệ đóng mới tàu biển có trọng tải 10.000-20.000 và 30.000T, nâng năng lực đóng mới và sửa chữa tàu nước ta đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thông qua liên đoanh hoặc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, phấn đấu đóng mới tàu có trọng tải hơn 30.000T, hoàn chỉnh công nghệ sửa chữa hệ thống dàn khoan biển có trọng tải đến 400.000T.

- Giai đoạn 2 - Từ 2006 đến 2010 : Hiện đại hoá và hội nhập

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ nổi lên mức hiện đại trong khu vực, đảm bảo thoả mãn nhu cầu đóng mới và sửa chữa trong nước, tiếp cân và tiến tới chiếm lĩnh thị phần khu vực và chia sẻ thị phần quốc tế. Như vậy, sau năm 2010, Việt Nam có khả năng trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu biển phát triển trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa và các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 60-70% giá trị toàn con tàu, phục vụ tốt chiến lược xuất khẩu của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tham gia tích cực hoạt động chuyên chở hàng hoá bằng đường biển của Việt Nam

2. Nội dung chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam

2.1. Chỉ tiêu phát triển sản lượng

Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh mà ngành đã đạt trong những giai đoạn trước, nhu cầu của các ngành và dự báo giá của sản phẩm trong giai đoạn tới sẽ tăng, ước tính:

- Giá trị tổng sản lượng bình quân mỗi năm đạt 2.000 - 2.300 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 20-30%

- Tổng doanh thu hàng năm : 1.500-1.800 tỷđồng12

2.2. Chiến lược đầu tư phát triển ngành

Phát triển cụm công nghiệp đóng tàu biển và các nhà máy lớn của ngành theo hướng:

Mở rộng và nâng cấp các nhà máy sẵn có để đóng mới và sửa chữa tàu đến 30.000T vì đất đai có sẵn, một số hạ tầng cơ sở như đường, bãi, điện, nước và nhà xưởng có thể tận dụng được một phần. Tuy nhiên, do hạn chế về diện tích đất nên chỉ giới hạn đến cỡ tàu 30.000T và chủ yếu là nâng cấp dây chuyền cho hiện đại và đồng bộ đê đảm bảo chất lượng nhằm hoà nhập vào khu vực, xây dựng nhà máy với cỡ tàu từ 50.000T, sửa chữa đến tàu 400.000T

Bảng 15. Tóm tắt kế hoạch đầu tư giai đoạn 2001 đến 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)