Đầu tư phát triển tàu Container

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 73 - 75)

c. Đối với vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

2.2. Đầu tư phát triển tàu Container

Xuất phát từ những đặc tính ưu việt của quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container và nhu cầu hòa nhập hoạt động XNK - vận tải biển với thế giới, trong mấy năm gần đây khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container của Việt Nam đã tăng một cách đột biến, vượt tất cả các dự đoán của ngành hàng hải cũng như của các tổ chưc nghiên cứu quốc tế. Trong những năm tới cùng với sự duy trì tốc độ tăng trưởng GDP và sự đòi hỏi khi đã hòa nhập toàn diện với các nước ASEAN cũng như tại thị trường Mỹ vốn là nơi tỷ lệ hàng khô được vận chuyển bằng container tới 75% thì tốc độ tăng trưởng vận chuyển container bình quân của Việt Nam sẽ vẫn được duy trì ở mức từ 30% đến 35%/ năm.

Để so sánh xin tham khảo thêm các số liệu về sản lượng container của các nước Châu Á trong các năm qua và dự kiến đến năm 2010 trong bản thống kê sau:

Bảng 16. Sản lượng Container của các nước châu Á từ năm 1990 và dự kiến đến năm 2010

Đơn vị tính: 1.000.000 (triệu) TEU

Nước 1990 1992 1993 1994 1995 2000 2005 2010 Trung Quốc 1.30 2.11 2.63 3.33 4.20 8.83 17.6 32.5 Hồng Kông 4.20 7.50 9.20 10.15 11.14 18.33 23.25 40.0 Đài Loan 3.20 5.18 6.80 7.65 8.49 14.39 25.04 43.0 Korea 2.65 3.40 3.83 4.37 7.74 11.53 21.0 Malaixia 0.88 1.38 1.65 2.13 3.48 6.26 11.0 Singapore 7.80 9.04 10.62 12.02 23.41 36.40 51.0 Thái Lan 1.15 1.53 1.85 2.16 4.52 8.04 12.5 Việt Nam 0.03 0.15 0.27 0.42 0.65 1.40 3.50 6.50 Nguồn:www.trade.hochiminhcity.gov.vn

đạt từ 3.4 đến 3.6 triệu TEU/năm. Dự kiến 2010 sẽ đạt 6,5 đến 7,5 triệu TEU/năm.

Theo dự báo của ngành hàng hải thế giới thì trong những thập niên đầu của thế kỉ 21, có đến 90% lượng hàng hoá được vận chuyển bằng container qua đường biển. Trong khi đó, đội tầu vận tải biển Việt Nam hiện nay gồm 877 tầu, trong đó chỉ có 19 tàu container (thống kê đến hết tháng 6/2003). Hầu như tất cả đều là loại tàu chở hàng khô thế hệ cũ, không thể sử dụng để chở container, kể cả dưới hình thức kết hợp. Với số lượng tàu trọng tải nhỏ chỉđủ khai thác các tuyến ngắn, những tàu này tuổi thọ đã cao, chỉ còn sử dụng được ít năm, trong khi đó nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container ngay tại Việt Nam sẽ ngày càng tăng cao hơn. Bởi vậy, việc vận chuyển hàng hóa bằng container theo phương thức "door to door" đang sắp được ưa chuộng và sẽ trở thành phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất trong tương lai gần đây. Do vậy nếu chúng ta không sớm có kế hoạch phát triển đội tàu chuyển dụng chở container của mình, thì chỉ trong vòng 2 năm tới hầu như toàn bộ số hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container của Việt Nam (chiếm khoảng 50% đến 60% tổng khối lượng hàng xuất nhập khẩu) sẽ do các hàng tàu nước ngoài vận chuyển hết. Chính vì vậy, việc nhanh chóng phát triển đội tàu container quốc gia sẽ phải là nhiệm vụưu tiên hàng đầu trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)