Phát huy lợi thế so sánh của đất nước

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 31 - 33)

Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu. Một chiến lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác triệt để nhất các lợi thế. Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa tăng đều đặn trong những năm qua.

 Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tổng diện tích đất tự nhiên cả nước có 329.314,04 km2, với khoảng 20-25% đất đai được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, trong đó trên một nửa được dùng cho sản xuất lúa. Bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp. Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo.

 Khí hậu

Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ, gió, mưa…. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao rất thích hợp cho trồng trọt, canh tác nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Điều kiện lý tưởng này đã tạo nên lợi thế cho ngành lúa gạo Việt Nam, đặc biệt ở hai vựa lúa chính là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

 Nước tưới tiêu

Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam. Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nước trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn khoáng chất thiên nhiên dễ hấp thụ hơn cả nước và đạm nhân tạo.

Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi ở nước ta, với số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hàng năm đã đạt được nhiều thành quả đáng mừng. Có thể nói, nguồn nước tự nhiên sẵn có cùng với sự chú trọng phát triển thủy lợi của Nhà nước trong thời gian qua là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh trong những năm gần đây.

Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còn có ưu thế lớn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa. Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn với nghề chính là nông nghiệp, nước ta có được số lượng lao động đông đảo phục vụ sản xuất lúa gạo từ các khâu gieo, cấy, tưới tiêu cho đến khi thu hoạch, vận chuyển…. Hơn nữa, lịch sử sản xuất lúa của Việt Nam đã trải qua truyền thống hàng nghìn năm với nền văn minh lúa nước, cha ông ta đã đúc rút được nhiều tri thức, kinh nghiệm trồng trọt quý báu. Kho tàng kinh nghiệm ấy thực sự là một lợi thế đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để các lợi thế khác của đất nước ứng dụng vào phát triển cây lúa.

 Vị trí địa lý

Phải nói rằng, Việt Nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho buôn bán và giao lưu quốc tế, phía Tây trải rộng vào lục địa, phía Đông trải rộng ra biển lớn mở ra con đường nối liền với các nước. Hệ thống đường sắt, đường biển thuận lợi là những thế mạnh nổi bật của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Việt Nam có hơn 3000 km đường bờ biển với các cảng thuận lợi, nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... là những thị trường chính của gạo xuất khẩu nước ta. Các cảng biển này giúp cho việc vận chuyển gạo tiện lợi, thông dụng với mức cước phí rẻ hơn nhiều so với các phương thức khác, tạo cho Việt Nam một thế mạnh lớn trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w