Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 45 - 47)

2.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng liên tiếp được cải thiện, Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu, trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng của thế giới. Bên cạnh đó, các giải pháp và chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tế của ngành lúa gạo cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là việc xóa bỏ hạn ngạch và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo, nhờ đó tăng nhanh sản lượng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.

Năm 1989, Việt Nam đã có mức tăng trưởng đầy ấn tượng về lượng gạo xuất khẩu. Năm đó chúng ta xuất khẩu được hơn 1,3 triệu tấn gạo, thu về 290 triệu USD với giá bình quân 204 USD/ tấn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Mỹ. Những năm tiếp theo lượng gạo xuất khẩu có xu hướng tăng ở mức ổn định và trở thành 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.

Bảng 2.6: Sản lượng và trị giá gạo xuất khẩu từ năm 1989 - 2009

Năm

Số lượng gạo xuất

khẩu (tấn) Trị giá (USD) 1989 1.372.567 310.284.661 1990 1.478.206 275.389.765 1991 1.016.843 229.857.409 1992 1.960.378 405.131.566 1993 1.619.094 335.651.407 1994 1.932.268 420.861.371 1995 2.020.412 538.838.044 1996 3.047.899 868.417.404 1997 3.681.957 891.342.219 1998 3.792.674 1.005.484.135 1999 4.560.897 1.008.964.135 2000 3.393.800 615.820.670 2001 3.531.919 544.112.862 2002 3.247.014 608.115.408 2003 3.922.157 693.526.155 2004 4.062.399 859.175.834 2005 5.205.287 1.279.274.095 2006 4.687.118 1.194.628.968 2007 4.526.465 1.338.131.651 2008 4.679.051 2.663.436.738 2009 6.052.495 2.464.347.895 Tổng cộng 63.738.405 16.086.444.496

Nguồn: Vụ Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương

Xu hướng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng được chia làm 3 giai đoạn khá rõ.

Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1992, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng không đều qua các năm. Năm 1991, sản lượng xuất khẩu giảm 461.363 tấn so với

năm 1990 do những biến động từ thị trường Liên Xô và Đông Âu sau khi chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Sau năm này đến năm 1992, số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 943.535 tấn.

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1999, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Tuy sản lượng năm 1993 giảm 341.284 tấn so với năm 1992 nhưng đến năm 1995 thì sản lượng đã tăng 60.034 tấn, kim ngạch cũng tăng lên 133.706.478 USD so với năm 1992. Năm 1999 lượng xuất khẩu tăng 768.223 tấn, kim ngạch đạt mức cao nhất trong giai đoạn 1989 – 2009.

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 là giai đoạn xảy ra nhiều biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2000 đến năm 2004 sản lượng đều thấp hơn năm 1999, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh còn hơn một nửa cũng so với năm này. Đến năm 2005 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có bước tiến mạnh với mức tăng hơn một triệu tấn gạo. Năm 2006 đến năm 2008 tiếp tục chứng kiến sự suy giảm về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo so với năm 2005 nhưng năm 2009 thì nước ta lại đạt kỷ lục lớn nhất từ trước tới nay với sản lượng 6.052.495 tấn gạo và kim ngạch xuất khẩu 2.464.347.895 USD.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w