Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 80 - 81)

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu gạo. Bởi khi nền kinh tế càng phát triển, tới lúc nào đó các yếu tố như: máy móc công nghệ hiện đại, khả năng tài chính dồi dào sẽ không còn là lợi thế trong cạnh tranh nữa. Chính nguồn nhân lực khi đó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia. Hiệu quả cao hay thấp không chỉ do những nhà quản lý quyết định mà còn do năng lực chuyên môn, trình độ học vấn, sự nỗ lực của các nhân viên, của người sản xuất. Vai trò của con người có trong mọi hoạt động từ sản xuất, vận chuyển, bán hàng,…. Trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có nguồn nhân lực trình độ cao cho phép các doanh nghiệp, các quốc gia phát huy mọi tiềm năng sẵn có, tiết kiệm, tránh lãng phí. Từ đó mở rộng thị trường, mở rộng quy mô xuất khẩu, cả về sản lượng và chất lượng.

Chính vì thế, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nâng cao trình độ văn hóa và canh tác cho nông dân kết hợp với các chương trình quốc gia lớn về giáo dục đào tạo, về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa… Trong công tác khuyến nông, chính phủ cũng đã mở các lớp tập huấn miễn phí, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm bón các giống lúa mới cho người nông dân ngay tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và giảm chi phí đi lại cho người nông dân.

Đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, chính phủ cũng có chiến lược đào tạo và đào tạo lại các cán bộ và nhân viên một cách thường xuyên, có hệ thống. Nội dung đào tạo thường là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng,…. Quy mô đào tạo và loại hình đào tạo luôn được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa

dạng của hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, hàng năm chính phủ luôn mở các cuộc trao đổi, hội thảo giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia trong nước và quốc tế để rút ra bài học, tiếp thu kinh nghiệm đồng thời khắc phục những khó khăn, yếu kém còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w