Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam phải căn cứ vào giá gạo quốc tế làm cơ sở để định giá gạo xuất khẩu của mình. Thực tế trên thị trường gạo thế giới từ những năm 60 trở lại đây, người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan làm giá quốc tế mặt hàng gạo vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mọi biến động cung cầu và giá cả thị trường gạo thế giới đều chịu sự chi phối sâu sắc và số liệu và giá cả xuất khẩu gạo của nước này.
Những năm đầu xuất khẩu gạo, chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ nét so với chất lượng gạo của các cường quốc về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Hoa Kỳ và đó là lý do cơ bản nhất quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo quốc tế. Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác như Việt Nam chưa có hệ thống bạn hàng tin cậy từ nhiều năm; khả năng hạn chế của các doanh nghiệp về marketing, trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng; cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ hàng, chi phí tại cảng còn nhiều yếu kém, bất cập.
Hình 2.5: So sánh giá FOB gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam
0 100 200 300 400 500 600 700 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 0 100 200 300 400 500 600 700 USD/t FOB Thailand Vietnam
Nguồn: International Rice Research Institute.http://translate.googleusercontent.com/translate_c? hl=vi&sl=en&tl=vi&u=http://beta.irri.org/solutions/images/stories/wrs/wrs_aug24_2009_table21_worldprice.xls& rurl=translate.google.com.vn&twu=1&anno=2&usg=ALkJrhi1Xrod08rZYSMTnzg8fHpge5wcUQ
Có thể thấy rõ mức chênh lệch giá gạo 5% tấm giữa Việt Nam và Thái Lan ở hình 2.5. Năm 2002 và 2003 giá xuất khẩu gạo Thái Lan (giá xuất khẩu gạo của thế giới) tụt dốc với mức 192 USD/tấn và 193 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và thấp hơn giá gạo Thái Lan khoảng 15 USD/tấn. Bắt đầu từ năm 2004 trở đi, giá gạo thế giới liên tục tăng tuy nhiên mức chênh lệch vẫn duy trì ở mức từ 15-40 USD/tấn. Đặc biệt trong 7 tháng đầu năm 2009, giá gạo 5% tấm của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 142 USD/tấn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, Việt nam đã có sự trưởng thành rõ rệt trong việc sản xuất, chế biến và nâng cao chất lượng gạo. Nhiều chuyên gia thậm chí còn đánh giá chất lượng gạo Việt Nam hiện nay không thua gạo Thái Lan nhưng giá xuất khẩu vẫn thấp là do việc điều tiết, tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế…. Việt Nam thường xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính. Chúng ta ít có các kênh trực tiếp xuất khẩu gạo đến tận tay khách hàng mà phần lớn phải tái xuất khẩu qua một số nước như Singapore, Đài Loan vì không tìm được thị trường. Tính chất mùa vụ của sản xuất cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu vì mang đặc điểm từng chuyến, từng đợt nên khó có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên, ổn định. Thời gian 20 năm xuất khẩu gạo là một quá trình tương đối dài nhưng so với các nước có truyền thống thì trong lĩnh vực này, Việt Nam vẫn còn là một nước non trẻ. Các kênh thông tin không đủ hiện đại để cung cấp cho các doanh nghiệp đầy đủ và cập nhật tình hình lương thực trên thế giới nên dễ dẫn đến hiệu quả kém trong việc nắm bắt và ra quyết định xuất khẩu; chỉ 25% nông dân tiếp cận được thông tin thị trường và 90% sản phẩm nông nghiệp được bán ở dạng thô. Điều này làm giảm chất lượng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam ở thị trường quốc tế, dẫn đến tình trạng nước ta thường bị thua thiệt và chèn ép về mặt giá cả khiến cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá của các nước đối thủ cạnh tranh.
Trước tình hình nhiều nơi trên thế giới hiện nay vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 và nhiều thiên tai, bão lụt, động đất xảy ra trong năm 2009 thì giá xuất khẩu gạo thấp lại mang đến lợi thế cho Việt Nam bởi nhu cầu về gạo, lương thực là rất lớn. Nhiều khách hàng ở châu Phi, Trung Quốc tìm mua gạo Việt Nam do có giá mềm hơn các nước khác. Nhu cầu gạo thế giới ngày một tăng, nhưng các nước nhập khẩu dù thiếu lương thực vẫn lấy rào cản về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm làm rào cản gia nhập thị trường của gạo Việt Nam. Do vậy cần chú trọng khâu sản xuất an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng gạo, tạo lợi thế nhằm rút ngắn khoảng chênh lệch giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và quốc tế.