Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 90 - 93)

Dựa vào bảng số liệu 2.2, 2.4 và 2.6 ta xây dựng mô hình kinh tế lượng để dự báo sản lượng gạo xuất khẩu (GXK) của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên diện tích trồng lúa của cả nước (DT) và sản lượng lúa thu hoạch của cả nước (SLL).

Bằng phần mềm Mfit4 hồi quy GXK theo biến DT, biến SLL và biến thời gian T theo phương pháp bình phương nhỏ nhất được kết quả như phụ lục 1.

Hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu là: GXK = a*DT + b*SLL + c*T

GXK = 476,7043*DT – 93,9715* SLL + 269.303,5* T

c = + 269.303,5 cho biết nếu các yếu tố khác không đổi thì cứ sau một năm sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 269.303,5 tấn.

R- squared = 0,83563 cho thấy độ tin cậy của mô hình này là 83,563%. Do đó, từ hàm hồi quy trên ta dự báo sản lượng gạo xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2020 của Việt Nam như bảng 3.1.

Bảng 3.1: Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu từ 2010 đến 2020

Năm Sản lượng gạo xuất khẩu (tấn) 2010 5.655.756,233 2011 5.925.059,733 2012 6.194.363,233 2013 6.463.666,733 2014 6.732.970,233 2015 7.002.273,733 2016 7.271.577,233 2017 7.540.880,733 2018 7.810.184,233 2019 8.079.487,733 2020 8.348.791,233 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ kết quả dự báo ở trên có thể xây dựng đồ thị biểu diễn xu hướng gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2020 của Việt Nam như hình 3.1.

Hình 3.1: Đồ thị dự báo xu hướng gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu từ 2010 đến 2020 Sản lượng gạo XK 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Năm T ấ n Sản lượng gạo XK Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Gạo là lương thực chủ yếu của hàng triệu người dân châu Á. Mặc dù thói quen ăn uống của người dân châu Á đang dần thay đổi, tiêu dùng sản phẩm bột mì ngày càng tăng lên, nhưng gạo vẫn là lương thực chính của khu vực này. Một xu hướng chung là thế giới ngày càng có đòi hỏi khắt khe đối với chất lượng gạo gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên có sự khác nhau đối với các quốc gia. Các nước phát triển sẽ chủ yếu nhập gạo sạch, gạo an toàn, gạo có chất lượng cao. Còn các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, vẫn có thể nhập khẩu những loại gạo có chất lượng trung bình.

Với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường, nhu cầu về lương thực trên thế giới và các nước cạnh tranh xuất khẩu có thể nhận định chung: Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng và nằm trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới trong vòng 10 năm tới.

Thời gian qua, bão lũ thiên tai gây mất mùa ở một số quốc gia có sản xuất lúa gạo trong khu vực. Tình trạng biến đổi khí hậu cũng làm cho các nước thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sản lượng giảm dẫn đến thiếu hụt lương thực nghiêm trọng hơn. Vì thế có thể dự đoán rằng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới sẽ thuận lợi hơn. Thị trường chủ yếu vẫn sẽ là khu vực châu Á, còn châu Phi sẽ là một trong những thị trường có tiềm năng để doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước gia tăng thị phần.

Thêm vào đó, tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa thể hồi phục nhanh, các nước nghèo sẽ tiếp tục chấp nhận sử dụng loại lương thực có giá cả phù hợp. Và như vậy hạt gạo Việt Nam sẽ có ưu thế cạnh tranh, bởi hàng năm sản lượng gạo chất lượng trung bình luôn chiếm lượng lớn trong xuất khẩu.

Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số ở Việt Nam còn cao gây áp lực lớn cho vấn đề an ninh lương thực. Để vừa đảm bảo nhu cầu nội địa vừa dư gạo để xuất khẩu thì ngoài việc thực hiện tốt công tác dân số còn phải đẩy nhanh cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, ưu tiên cho các thiết bị góp phần tăng năng suất cây trồng, đồng thời giảm vật tư đầu vào và các thiết bị giảm hao hụt sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w