Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 1 Tình hình chung

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 52 - 56)

2.4.3.1 Tình hình chung

Gạo là một mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo trước đó còn thiếu. Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng gạo đã ở mức bão hòa ở các nước phát triển. Hiện nay, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế giới là 58 kg/năm, tại các nước viễn Đông châu Á hiện nay ổn định ở mức 95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94 kg/người/năm, Ấn Độ 76 kg/người/năm, cận Đông châu Á là 20 kg, châu Phi nhiệt đới 17 kg, Mỹ Latinh 26 kg, Mỹ 19,7 kg, Thái Lan 10,6 kg. Qua đó có thể

thấy gạo được tiêu dùng chủ yếu ở châu Á, chiếm khoảng 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới.

Việt Nam đã và đang xây dựng và mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo ổn định, với nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang hơn 20 nước, bước sang năm 1993 – 1994 tăng lên trên 50 nước và đến năm 2009 đã xuất khẩu đến 129 nước, bao gồm các nước châu Á với 33 nước, châu Âu 37 nước, châu Phi 31 nước, châu Đại Dương 19 nước và châu Mỹ 9 nước. Trong đó, Châu Á và châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Hình 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000

66%1% 1% 5% 5% 23% Châu Á

Châu Đại Dương Châu Mỹ

Châu Âu Châu Phi

Nguồn: Vụ Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương

58%1% 1%

8%3% 3%

30% Châu Á

Châu Đại Dương Châu Mỹ

Châu Âu Châu Phi

Nguồn: Vụ Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương

Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu 3.393.800 tấn gạo sang 58 nước, trong đó thị trường châu Á chiếm 66% chủ yếu gồm các nước Indonesia, Philippines, Singapore và Malaysia, đứng thứ hai là thị trường châu Phi chiếm 23% chủ yếu là Senegal và Tây Phi. Thị trường châu Âu (phần lớn là Nga, Ba Lan) và châu Mỹ (đứng đầu là Cuba) đều chiếm khoảng 5%. Cuối cùng là thị trường châu Đại Dương chiếm tỉ lệ gần 1% cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (hình 2.1). Nguyên nhân mặt hàng gạo của Việt Nam chiếm tỉ lệ cao tại các nước đang phát triển và chậm phát triển tại châu Á và châu Phi là do gạo Việt Nam có chất lượng chưa cao và giá rẻ phù hợp với nhu cầu tại các nước này.

Sau 10 năm đến năm 2009, thị trường gạo xuất khẩu của nước ta tiếp tục được mở rộng đến 129 nước với số lượng 6.052.495 tấn gạo. Tuy nhiên, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là khu vực châu Á với 58% và châu Phi với 30% (hình 2.2). Nếu như năm 2000, chỉ có 2 quốc gia tại châu Mỹ là Cuba và Hoa Kỳ nhập khẩu gạo từ Việt Nam thì đến năm 2009 đã tăng lên thành 9 nước, chiếm 8% cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của nước ta. Nhìn trên hình 1.2 có thể thấy lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm 3%, giảm 2% so với năm 2000 nhưng thực tế về số lượng tuyệt đối thì đã tăng 46.023 tấn. Tương tự như vậy đối với châu Đại Dương, thị

trường này vẫn chỉ chiếm 1% lượng gạo xuất khẩu nhưng sau 10 năm đã có 19 quốc gia tại khu vực này nhập khẩu gạo của Việt Nam với sản lượng tăng 27.677 tấn thay vì chỉ có 3 quốc gia là Australia, New Zealand và Papua New Guinea như năm 2000.

Năm 2009, nước ta đã xuất khẩu được hơn 6 triệu tấn gạo, tăng 29,35% so với năm 2008. Như vậy, đây là lượng gạo xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Một số thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta gồm có Philippines, Malaysia, Cuba hàng năm vẫn nhập khẩu gạo với số lượng lớn và ổn định. Ngoài ra còn các nước khác như Singapore, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Hà Lan nhập khẩu gạo nước ta chủ yếu để tái xuất. Hình 2.3 cho thấy 10 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009, tất cả các quốc gia này đều nằm trong khu vực châu Á và châu Phi.

Hình 2.3: 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009

1,612,500667,115 667,115 567,665 442,910 229,561 182,413 156,230 125,302 116,628 111,077 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 Philip pines Malay sia Singa pore Cuba Irag Seneg al Taiw an Ango la Ivory Coast East T imor nước t ấ n

Trong những năm gần đây, Philippines vẫn luôn dẫn đầu là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2007, quốc gia này đã nhập 1.471.207,65 tấn gạo từ nước ta, năm 2008 tiếp tục là 1.651.401,60 tấn và năm 2009 là 1.612.500 tấn. Đứng thứ hai là Malaysia với 667.115 tấn gạo và tiếp theo lần lượt là các nước Singapore (567.665 tấn), Cuba (442.910 tấn), Irag (229.561 tấn) là những thị trường truyền thống của nước ta. Bên cạnh đó là các thị trường tiềm năng gồm Senegal (182.413 tấn), Đài Loan (156.230 tấn), Angola (125.302 tấn), Bờ Biển Ngà (116.628 tấn), Đông Timor (111.077 tấn).

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020.doc (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w