Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc (Trang 38 - 43)

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thủ tục nhập khẩu còn phiền hà, quy định hành chính thiếu thống nhất

Tuy thời gian gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách trong hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính. Nhưng, Việt Nam vẫn là một quốc gia có rất nhiều thủ tục hành chính phiền hà. Trong hoạt động nhập khẩu, thủ tục thông quan nhập khẩu chậm ảnh hưởng rất nhiều đến việc thông quan hàng hóa. Nếu thông quan dễ dàng sẽ đẩy nhanh tốc độ nhận hàng, giảm chi phí có liên quan như: Lưu kho, bến bãi, vận chuyển và tiêu thụ hàng nhập khẩu, nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.

Mặc dù Chính phủ, bộ máy công quyền của Việt Nam đã cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính nhưng hiệu quả thu được không cao.

Đặc biệt là thủ tục hải quan còn rất rờm rà và thiếu minh bạch. Việc áp dụng thuế hải quan còn phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ hải quan. Một vấn đề nữa là thời gian hoàn thành các thủ tục hải quan rất chậm chạp, thông thường mất đến 1 ngày. Quy trình xử lý ở mỗi cảng rất khác nhau nên làm cho các doanh nghiệp không biết thực hiện thế nào. Bên cạnh đó, Việt Nam có quá nhiều bộ luật quy định, các nghị quyết, hướng dẫn chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp khi gặp tình huống không biết giải quyết theo quy định nào cho phù hợp. Tuy Nhà nước đã tiến hành việc thực hiện thông quan nhập khẩu qua hệ thống máy tính. Nhưng việc khai báo này quá dài và chi tiết, các doanh nghiệp lại không được nhà nước hướng dẫn cụ thể nên các doanh nghiệp vẫn chưa quen với hình thức này.

Giá cả biến động phức tạp thay đổi thất thường

Đây là nguyên nhân khách quan tác động đến hoạt động nhập khẩu của Công ty. Hàng hóa nhập khẩu của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng nhập khẩu trên thế giới. Giá cả hàng hóa đầu vào nhập khẩu tăng làm tăng giá vốn hàng bán. Giá cả hàng hóa trên thế giới chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố lạm phát.

Nếu quốc gia bán hàng hóa có tỷ lệ lạm phát cao, giá hàng hóa càng cao và ngược lại. Thông thường, sản phẩm nhập khẩu của Công ty chủ yếu từ các nước phát triển: Mỹ, Pháp, Nhật… Hàng hóa nhập khẩu từ những nước này thường chịu chi phí vận chuyển lớn do phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Tuy nhiên, yếu tố tác động chủ yếu đến việc giá cả thay đổi thất thường là do tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền ngoại tệ mà Công ty hay sử dụng để thanh toán là USD và EURO. Đồng Việt Nam có dấu hiệu giảm dần giá trị so với USD và EURO. Vì thế, khi nhập khẩu vào trong

nước và bán ra cho các doanh nghiệp trong nước (chủ yếu tính theo đồng Việt Nam ) nên sẽ thấy giá cả không ổn định.

Cạnh tranh trên thị trường của trong ngoài nước ngày một quyết liệt

Hiện tại trên thị trường trong nước và ngoài nước, có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh việc kinh doanh NK máy móc thiết bị với Công ty. Muốn tồn tại và phát triển Công ty phải có chiến lược kinh doanh cụ thể thì mới có thể đứng vững trên thương trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu với tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất tốt sẽ có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn, có khả năng phát triển và giành được thị phần với nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trên lĩnh vực của mình.

Ngược lại, mất thị phần, không tiêu thụ được sản phẩm, doanh thu của Công ty đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng. Tình trạng thua lỗ chắc chắn sẽ xảy ra và có nguy cơ phá sản. Vì vậy, để phát triển các doanh nghiệp cần phải có chính sách, kế hoạch và chiến lược của riêng mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Đây là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trên thương trường.

2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Tình trạng thiếu vốn và vòng quay vốn lưu động chậm

Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn không cao, lại kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa công nghiệp tiêu dùng có giá trị trung bình, chủng loại hàng hóa đa dạng nên doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các nhãn hiện hàng hóa của các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tốc

độ cạnh tranh diễn ra từng ngày từng giờ đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được những chính sách phù hợp.

Vốn vay chủ yếu là của ngân hàng nên làm gia tăng các khoản chi phí khác. Vòng quay của vốn lưu động chỉ đạt 3-4 vòng /năm đây là con số thấp nên làm giảm khả năng chủ động chớp thời cơ kinh doanh từ đó hạn chế lợi nhuận của Công ty. Vốn lưu động của Công ty chiếm 70%-80% trong tổng số vốn và nhu cầu ngày càng tăng nhưng chủ yếu là do vay ngân hàng làm cho chi phí vốn cao và gánh nặng trả nợ cao khi điều kiện kinh doanh khó khăn, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Hệ thống phân phối hàng nhập khẩu còn nhỏ hẹp

Hiện nay, việc tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty đều được giao cho các nhân viên phòng kinh doanh tại hai trụ sở chính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các hợp đồng mua hàng được giao dịch trực tiếp tại hai trụ sở này. Cách thức phân phối này là phù hợp với các máy móc thiết bị phức tạp, các dây chuyền công nghệ mới. Tuy nhiên, một số loại máy cơ khí nhỏ: máy khoan, máy cắt…nếu chỉ phân phối như vậy sẽ rất hạn chế việc tiêu thụ. Các mặt hàng này hoàn toàn có thể bán tại cửa hàng. Trong khi đó, Công ty thiếu hệ thống các cửa hàng bán lẻ và giới thiệu sản phẩm, cũng như thiếu hệ thống bảo hành sửa chữa… Ngoài ra, Công ty vẫn chưa có chi nhánh tại miền Trung, điều này hạn chế rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này.

Các hình thức quảng cáo, xúc tiến bán hàng thiếu tính đa dạng

Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Tuy

nhiên, Công ty hiện nay vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này. Mặc dù có trang web riêng, nhưng Công ty vẫn quảng cáo chủ yếu qua các ấn phẩm chuyên ngành. Với thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, Công ty có thể quảng bá các sản phẩm nhập khẩu của mình qua trang web của Công ty. Đồng thời, có thể liên kết với một số trang web khác. Đây là con đường ngắn và rẻ nhất để người tiêu dùng biết đến Công ty.

Việc xúc tiến bán hàng cũng chưa thực sự được quan tâm. Việc bán sản phẩm chủ yếu dựa vào các khách hàng lâu dài, truyền thống mà quên đi những khách hàng mới. Công ty thiếu hẳn đội ngũ nhân viên tìm khách hàng mới. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến Công ty trong tương lai vì sản phẩm mà Công ty kinh doanh có thời hạn sử dụng lâu, phải mất rất nhiều thời gian sử dụng thì khách hàng mới ký hợp đồng lần hai. Công ty đã tự đánh mất khả năng phát triển hoạt động bán hàng, đồng thời cũng gây khó khăn cho Công ty trong hoạt động giao tiếp.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty XNK vật tư kỹ thuật REXCO-HN. Đồng thời, cũng rút ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty. Các nội dung được đề cập bao gồm: Giới thiệu về Công ty, thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị; những thành tựu và hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của Công ty. Chương 3 sẽ đề cập đến một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w