BẢNG 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 1997-2001 Lượng Giá trị Giá XK BQ

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 29 - 31)

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam Đánh giá:

BẢNG 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 1997-2001 Lượng Giá trị Giá XK BQ

Lượng Giá trị Giá XK BQ Năm

1000 tấn Triệu USD USD/tấn

1997 3,575.0 875,5 240 1998 3,748.8 1,024.0 270 1998 3,748.8 1,024.0 270 1999 4,508.2 1,025.1 230 2000 3,476.7 667.4 190 2001 3,730.0 625 168

Nguồn:Bộ NN & PTNT

Theo bảng trên, ta thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 1 triệu tấn từ năm 1999 đến năm 2000 do một số nguyên nhân: i) thay đổi cơ cấu cây trồng (giảm diện tích trồng lúa và tăng diện tích gieo cấy các cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao hơn); ii) điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác lúa và các cây có bột khác.

Về mặt hàng cà phê:

Do tác động của hạn hán, xuất khẩu cà phê năm 1998 chỉ đạt 382 ngàn tấn, giảm 18 ngàn tấn so với kế hoạch 400 ngàn tấn đề ra từ đầu năm và giảm khoảng 2% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (389 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân tăng gần 300USD/tấn so với năm 1997 nên kim ngạch cả năm đã tăng tới 21% và đạt 594 triệu USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Theo tổng cục Hải quan, niên vụ 2001 - 2002, lượng xuất khẩu đạt 762,4 ngàn tấn cà phê nhân, giảm 19,4% so với niên vụ trước. Kim ngạch xuất khẩu 288,6 triệu USD, là vụ có kim ngạch thấp nhất kể từ niên vụ 1997 - 1998. Xuất khẩu cả năm 2002 đạt trên 700 ngàn tấn, kim ngạch trên 300 triệu USD, giảm gần 230 ngàn tấn và 90 triệu USD so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân 431USD/tấn.

Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, như năm 1997, vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng khoảng 25%) và Châu âu (chiếm tỷ trọng khoảng 50%, riêng Đức là 16%). Nhật Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ (khoảng 3%) nên khủng hoảng kinh tế tại nước này hầu như không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 1998. Đến

năm 2002, ngành cà phê đã phấn đấu mở rộng thị trường xuất khẩu từ 61 lên 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cây cà phê đã có mặt ở Việt nam từ lâu nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây, nhất là những năm từ đầu thập kỷ 90. Từ chỗ hàng năm chỉ xuất khẩu trên dưới 100 ngàn tấn, đến năm 1992 lượng cà phê xuất khẩu đã vượt quá mức 100 ngàn tấn và trở thành một trong những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Năm 1995, sản lượng xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua mức 200 ngàn tấn và chỉ hai năm sau đã đạt gần 400 ngàn tấn. Kết quả này đã đưa Việt Nam vượt qua Uganđa và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nếu tính tất cả các chủng loại cà phê thì Việt Nam đã vượt Mexico để chiếm vị trí thứ 3, chỉ sau Braxin và Colombia. Tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại cà phê quốc tế hiện nay khoảng 7%.

Bảng sau đây cho thấy bước tiến vượt bậc của cà phê Việt Nam trong các năm từ 1993 đến 1999 (vụ mùa cà phê được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau):

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)