Phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)

II. Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam giai đoạn 2001 2010:

1. Phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu:

Mục tiêu chủ yếu của giải pháp này là nhằm khai thác hết tiềm năng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam và tạo ra các cơ sở nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu không chỉ có quy mô lớn mà còn phong phú về chủng loại sản phẩm.

Những cơ sở của giải pháp này là: Về lý thuyết, đa dạng hoá nông nghiệp dựa trên các yếu tố như đất đai, lao động và vốn vật chất, do đó, trong chừng mực nào đó, đa dạng hoá nông nghiệp tỏ ra khá phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Về thực tế, một măùt, do quá trình công nghiệp hoá của nhóm các nước đang phát triển đang diễn ra rất mạnh mẽ có tác động mạnh đến thị trường hàng nông sản chế biến thế giới, theo hướng làm thay đổi lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của các nước và chính điều này đã buộc các nước này chú trọng đến vấn đề đa dạng

hoá nông nghiệp để lấp đầy những lỗ hổng của thị trường. Mặt khác, trong thực tế phát triển nông nghiệp Việt Nam cho thấy:

Một là, nhiều loại sản phẩm có triển vọng trên thị trường thế giới, nhưng chưa được phát triển đúng mức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như, nhóm hàng hạt có dầu, dầu mỡ và khô dầu; một số hoa quả nhiệt đới (chuối, quả có múi,...).

Hai là, sự tập trung quá mức vào một số nông sản xuất khẩu có giá trị cao như cà phê, điều hiện nay đã dẫn đến những tình trạng không phù hợp với tiềm năng sản xuất nông nghiệp của cả nước, và để lại hậu quả lâu dài như, tình trạng di dân hàng loạt ở các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vào vùng Tây Nguyên là không phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội; tình trạng khai thác quá mức ở một vùng sẽ để lại những hậu quả về môi trường và phát triển bền vững trong khi những vùng khác bị lãng quên; tình trạng phát triển không đều giữa các vùng trong cả nước dẫn đến chi phí xã hội cao ở những vùng kém phát triển và hiệu quả toàn xã hội sẽ thấp;...

Ba là, lợi ích quan trọng của sản xuất nông nghiệp không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại, đóng góp vào nền kinh tế nói chung, mà còn là sự đảm bảo tính ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội trong quá trình phát triển đất nước. Đó là các vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện Việt Nam có đến 80% dân số sinh sống bằng nghề nông, trong khi tiềm lực kinh tế để tiến hành công nghiệp hoá còn hạn chế, sự cơ cấu lại lực lượng lao động diễn ra chậm chạp... Đa dạng hoá nông nghiệp cũng có nghĩa là tạo ra nhiều việc làm và nhiều khả năng thu nhập cho nông dân, nhất là đối với các vùng thuần nông, các vùng nông thôn nghèo, đất đai ít màu mỡ.

Bốn là, mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên của nông nghiệp Việt Namcòn rất lớn. Tuy nhiên, sự tác động của thiên nhiên đến sản lượng các sản phẩm nông nghiệp không giống nhau theo loại sản phẩm, khu vực sản xuất. Vì vậy, đa dạng hoá nông nghiệp cũng có nghĩa là giảm nhẹ rủi ro, mặt khác tạo thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh sản lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường, lấp đầy các lỗ hổng của thị trường nội địa, giảm nhẹ sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài, dễ lựa chọn các nông sản chế biến xuất khẩu,...

Lợi ích chung của vấn đề này là phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình của nước ta, phù hợp với trình độ và tập quán sản xuất trong giai đoạn

quá độ hiện nay nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát

triển ổn định, bền vững, thích ứng nhanh với các xu hướng thị trường. Tuy nhiên, đa dạng hoá nông nghiệp cũng gặp phải những hạn chế như tổng chi phí sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất thấp, công tác quản lý điều hành phức tạp,... đối với sản phẩm có quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, và khối lượng xuất khẩu không lớn sẽ bị phụ thuộc nhiều vào các thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm đó, chịu thiệt thòi về giá cả. Vấn đề là ở chỗ, quan niệm lợi ích không chỉ đơn thuần là khoản thu được mà còn là mức chi phí Chính phủ phải bỏ ra để khắc phục hậu quả, đảm bảo tính ổn định và phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.

Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả thiết thực, Chính phủ cần thực thi những vấn đề sau:

Một là, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể, lâu dài về phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá với việc đưa ra bảng danh mục các sản phẩm cụ thể

theo thứ tự ưu tiên cho một vùng, bằng việc giải bài toán quy hoạch đa mục tiêu với các tham số:

Hiệu quả kinh tế cây trồng được xác định bằng giá trị gia tăng của sản phẩm đó trên 1 ha theo hàm số với các tham số như, năng suất cây trồng, tỷ lệ sản phẩm sau chế biến, giá xuất khẩu bình quân (tính theo giá FOB), giá thu mua xuất khẩu, thuế tài nguyên, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận.

Quy mô sản xuất có thể và khả năng mở rộng quy mô sản xuất với sản lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá và khả năng xuất khẩu của sản phẩm. Yêu cầu phát triển đối với vùng sản xuất nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng ở mỗi vùng và trên phạm vi cả nước.

Hai là, việc đa dạng hoá nông nghiệp đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ sinh học và công nghệ chế biến. Thực tế cho thấy, các tiến bộ công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do đó, việc tăng cường chuyển giao các tiến bộ công nghệ chính là vấn đề then chốt có tác dụng làm giảm bớt những hạn chế của giải pháp đa dạng hoá nông nghiệp. Thực trạng phát triển nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn vừa qua cho thấy, các hoạt động này chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá và nhất là trước xu thế tự do hoá trên phạm vi toàn cầu.

Ba là, các phương án cây trồng và các chuyển giao công nghệ đi kèm mà Chính phủ đưa ra cho mỗi vùng sản xuất là cần thiết nhưng lại không phải là

yếu tố trọng yếu trong quyết định sản xuất của người nông dân, nhất là khi họ chưa tin tưởng vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Vì vậy, Chính phủ cần phải thực thi các chính sách thích hợp để làm cho việc đa dạng hoá trở nên hấp dẫn hơn đối với người nông dân về phương diện kinh tế, tức là các chính sách nhằm giảm bớt các rủi ro thị trường và trợ giúp ban đầu cần thiết.

Bốn là, trong khả năng cho phép của Chính phủ, có tính chất lâu dài hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế nước ta và xu thế cắt giảm các khoản bảo hộ, trợ cấp trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến, để thực hiện tốt các giải pháp đa dạng hoá nông nghiệp, Chính phủ cần nỗ lực nâng cao hiệu quả thông tin cho các đối tượng liên quan đến sản xuất và thương mại các sản phẩm nông nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)