Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 66 - 69)

II. Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam giai đoạn 2001 2010:

2) Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu:

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm không ngừng nâng cao giá trị xuất khẩu các nông sản chế biến Việt Nam trên các góc độ khác nhau, như: tăng khối lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu chọn giống đến thương mại hoá các nông sản chế biến bằng cách tăng giá trị công nghiệp trong sản phẩm ở mức cao nhất có thể, tiếp cận các thị trường có lợi ích xuất khẩu lớn, hạn chế bớt biên độ dao động giá cả của nông sản chế biến.

Giải pháp xây dựng chương trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm thực chất là đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu có chọn lọc. Các cơ sở của giải pháp này là: về lý thuyết, đầu tư phát triển theo chiều sâu cho phép phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, do đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao; về thực tế: Một mặt,

trên thị trường thế giới, xu hướng chung của các nước xuất khẩu nông sản chế biến là tăng tỷ lệ các sản phẩm có độ chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, thoả mãn được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu và giảm mức độ dao động của giá cả nông sản chế biến trên thị trường... Mặt khác, trong điều kiện nước ta, đây là vấn đề hết sức quan trọng trong chủ trương phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó có những vấn đề thuộc về chất lượng nông sản chế biến xuất khẩu cần được cải thiện. Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua, theo danh mục các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có tỷ lệ giá trị trước thu hoạch cao hơn nhiều so với tỷ lệ giá trị sau thu hoạch. Điều này là kết quả của một nền công nghiệp chế biến kém phát triển. Thậm chí, nhiều yếu tố trong khả năng còn chưa được chú trọng đúng mức, như bao bì, đóng gói các sản phẩm xuất khẩu,... Do đó, trên thị trường thế giới, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam luôn rơi vào những tình trạng khó khăn, như:

Giá xuất khẩu các nông sản chế biến thường ở mức thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, như giá xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan,...

Thị trường xuất khẩu phổ biến của nông sản chế biến Việt Nam là các thị trường bậc trung hoặc các thị trường tái xuất - những thị trường không cho phép thu được lợi ích xuất khẩu lớn.

Danh tiếng của nông sản chế biến Việt Nam bị ẩn dấu qua công đoạn tái chế biến và xuất khẩu của các nước tạm nhập tái xuất, do đó, gây nên tình trạng yếm thế của nông sản chế biến Việt Nam trên thương trường quốc tế, khó phát triển thị trường xuất khẩu,...

Như vậy, với mục tiêu nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản chế biến Việt Nam (bao gồm cả việc nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm trên cơ sở thị trường và nhằm phát triển thị trường) trong giải pháp này cần chú trọng đến các vấn đề như sau:

Một là, chương trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm cần được xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá nông nghiệp, từ đó lựa chọn ra các sản phẩm có ưu thế xuất khẩu. Qua các kết quả phân tích trên đây, theo hướng nhìn ra thị trường thế giới trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể xây dựng chương trình cho các sản phẩm như thịt lợn, gạo, các sản phẩm nhiệt đới (chè, cà phê, rau quả), trong giai đoạn xa hơn có thể có các sản phẩm dầu mỡ thực vật và một số sản phẩm mới sẽ được chọn lọc từ đa dạng hoá nông nghiệp.

Hai là, chương trình cần được xây dựng trước hết trên cơ sở coi trọng định hướng đến thị trường xuất khẩu chứ không phải trên cơ sở coi trọng tiềm năng sản xuất trong nước. Trước mắt có thể có một số thị trường định hướng cho các sản phẩm như: đối với các sản phẩm thịt nên định hướng đến thị trường khu vực Đông âu, Châu á và các nước đang phát triển khác; các sản phẩn nhiệt đới nên hướng đến thị trường khu vực cả Đông và Tây âu, thị trường Trung Đông; các sản phẩm ngũ cốc đến với thị trường khu vực Châu á, các khu vực có khả năng mất an ninh lương thực cao.

Ba là, chương trình cần lựa chọn bước đi thích hợp về công nghệ, hoặc là phát triển tuần tự từ công nghệ thấp đến công nghệ cao, hoặc là tiếp cận ngay với trình độ công nghệ cao, hoặc là kết hợp giữa công nghệ cao và công nghệ thấp theo từng công đoạn trong quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Điều đó cho phép kiểm soát được các cấp độ công nghệ đầu tư sau này thuận tiện hơn. Việc lựa chọn tiến trình cho các cấp độ công nghệ được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các thị trường được định hướng trên đây. Ví dụ, đối với thị trường Tây âu cần áp dụng ngay trình độ công nghệ cao.

Bốn là, về thực chất, chương trình này cần có Ban chỉ đạo thống nhất, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, liên kết các ngành sản xuất và các cơ quan chức năng cùng phối hợp với hành động xuyên suốt quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)