BẢNG 10: 10 NƯỚC NHẬP KHẨU TIÊU LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM STT Tên nước Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 38 - 41)

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam Đánh giá:

BẢNG 10: 10 NƯỚC NHẬP KHẨU TIÊU LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM STT Tên nước Lượng (tấn) Trị giá (USD)

STT Tên nước Lượng (tấn) Trị giá (USD)

1 Singapore 13765 52155851

2 Lào 6281 27196605

4 Hoa Kỳ 2577 8829154 5 UAE 1611 6312404 6 Trung Quốc 1322 4900608 7 Hongkong 752 2849327 8 Đức 647 2400948 9 Ba Lan 550 2032253 10 Pháp 419 1597855 Nguồn: Bộ Thương mại

Xu hướng tăng giá là đặc trưng cơ bản của thị trường hạt tiêu thế giới năm 1999, đặc biệt là đối với tiêu đen. Tháng 4/1999, giá trung bình tiêu đen (FOB nước xuất sứ) trên thị trường thế giới mới đạt khoảng 4500USD/tấn nhưng

đến tháng 11/1999 đã lên tới 6200USD/tấn. Theo Hội đồng hạt tiêu thế giới

(IPC), giá hạt tiêu đen hiện nay đã đạt tới mức cao nhất kể từ năm 1980. Cầu lớn hơn cung là nguyên nhân chính của xu hướng tăng giá này. IPC dự báo xuất khẩu tiêu đen toàn thế giới năm 1999 sẽ đạt khoảng 105 ngàn tấn, giảm 16% so với 126 ngàn tấn của năm 1998 và 24% so với 139 ngàn tấn của năm 1997. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu tiêu đen vẫn tăng vững và đạt tới 125 ngàn tấn trong năm 1999 (nhu cầu tiêu trắng là 30000 - 32000 tấn). Theo IPC, tình trạng dư cầu hạt tiêu tiếp tục kéo dài trong suốt năm 2000. Năm 2002, lượng xuất khẩu tiêu cả năm đạt khoảng 80 ngàn tấn, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen. Kim ngạch đạt 110 triệu USD, tăng 23% so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen là 1,610USD/T (loại 500g/lít, FOB TP Hồ Chí Minh). Dự báo giai đoạn 2001 - 2205, cung cầu hạt tiêu sẽ trở lại cân bằng hơn do diện tích tiêu đang được mở rộng tại hầu hết các nước sản xuất.

Mặt hàng chè:

Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, đến cuối năm 1997, diện tích chè cả nước đạt gần 80.000 ha. Sản lượng chè búp khô đạt khoảng 52,5 ngàn tấn, xuất khẩu 32 ngàn tấn, đạt trị giá 48 triệu USD. Xuất khẩu chè năm 1998 đạt hơn 33 ngàn tấn, trị giá hơn 50 triệu USD, tăng gần 3% về lượng và 5,4% về trị giá so với năm 1997. Xuất khẩu chè cả năm 2002 đạt 76 ngàn tấn, kim ngạch 86 triệu USD tăng khoảng 8 ngàn tấn và gần 8 triệu USD so với năm 2001. Giá xuất khẩu bình quân 1.136USD/tấn.

Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng 1,2 triệu tấn/năm) thì khối lượng xuất khẩu của ta rất nhỏ bé (chưa đầy 3%). Khối lượng nhỏ là một trong những nguyên nhân chính cản trở ngành chè tiếp cận các bạn hàng lớn và ổn định. Chè của ta được tiêu thụ khá rải rác, từ I-rắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan, Mỹ,... mỗi nơi một ít. Không bạn hàng nào là bạn hàng chính.

Yếu điểm thứ nhất của ngành chè là năng suất thấp. Bình quân chỉ đạt

630kg/ha trong khi năng suất bình quân của một số nước trồng chè khác trên thế giới đạt trên 1000kg/ha, thậm chí có những vùng đạt đến trên 2000kg/ha. Nguyên nhân chính là do giống chè của ta chưa tốt. Phần lớn đều trồng chè hạt. Diện tích trồng cành chỉ chiếm 10 - 15% diện tích vườn chè.

Yếu điểm thứ hai của ngành là kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái rất yếu

kém. Nhiều hộ nông dân tham lợi trước mắt nên thu hái chè không đúng quy cách, không theo thời vụ, không đầu tư chăm sóc đầy đủ khiến vườn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng thoái hoá.

Về chế biến, nhìn chung là sử dụng thiết bị công nghệ quá cũ kỹ do các nhà máy phần lớn được xây dựng trong thời kỳ 1957 - 1977 với sự trợ giúp của Liên Xô (cũ). Thiết bị máy móc như vậy làm chất lượng chè thấp, khó bán được giá cao. Gần đây, ngành chè đã có gần 10 dự án liên doanh và hợp tác chế biến chè với nước ngoài nên khâu chế biến đã có một số cải tiến, nhất là dự án hợp tác với Nhật tại công ty Sông Cầu - Bắc Thái.

Ngoài những khó khăn nội tại, ngành chè còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân sản lượng nhỏ bé, chất lượng yếu kém như trên đã trình bày, còn có một số nguyên nhân khác như sau:

Việc thanh toán từ một số thị trường rất khó khăn, vừa chậm, vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (như Nga) hoặc bị cấm vận (như I-rắc, Libi), hoặc ngân hàng của ta chưa có quan hệ giao dịch vững chắc với ngân hàng của họ. Các nước sản xuất chè lớn cạnh tranh rất mạnh với ta bằng cách cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu (Sri Lanka thường bán trả chậm từ 30 đến 60 ngày cho khách hàng Nga và các nước SNG). Bằng cách này, họ đã giành được nhiều hợp đồng lớn tại các nước trước đây vẫn mua chè của ta (Liên Xô trước đây chỉ mua chè của ấn Độ và của ta, nay đã chuyển sang mua của Sri Lanka và chiếm tới 20% tổng lượng chè xuất khẩu của Sri Lanka).

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam.pdf (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)