II. Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam giai đoạn 2001 2010:
4) Các biện pháp xúc tiến thương mại hàng nông sản chế biến:
Đây là giải pháp nhằm tiếp tục tháo gỡ những chồng chéo, phiền phức không
đáng có của các công cụ quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu nói chung. Đồng thời, hoàn thiện các công cụ quản lý mới trong môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là các Bộ sản xuất phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra, các biện pháp xúc tiến thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức:
- Công tác thông tin thị trường: xây dựng trang web về hàng nông sản chế biến, thông tin cung cầu và giá cả hàng nông sản chế biến trên thị trường trong nước và thế giới. Phát hành các ấn phẩm về nông sản chế biến, địa chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tổ chức các cuộc tiếp xúc với nước ngoài trong hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại.
- Tổ chức các hội nghị liên quan đến thị trường, xúc tiến thương mại - Tổ chức tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước
tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và học hỏi kinh nghiệm của các đối tác.
- Tổ chức các khoá đào tạo về xúc tiến thương mại; tổ chức các lớp đào tạo về xây dựng và quản lý chất lượng hàng hoá theo ISO cho các doanh nghiệp.
Giải pháp này là việc làm tất yếu trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, hơn nữa, bản thân hoạt động quản lý là hoạt động tự hoàn thiện, được điều chỉnh trong quá trình vận hành. Hiện nay, những vấn đề bức
xúc đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung đang tồn đọng về
nhiều mặt cả về hệ thống pháp lý và những quy định về thủ tục hành chính. Trong đó nổi lên các mâu thuẫn giữa chính sách thuế và chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, mâu thuẫn giữa chính sách khuyến khích xuất khẩu và chính sách quy định tỷ giá ngoại hối,...
Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong sự nghiệp phát triển chung, do đó đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến cũng cần có môi trường kinh doanh đặc biệt. Đó là môi trường chứa đựng trong nó yếu tố bảo hộ nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp đều có chính sách hỗ trợ, bù lỗ cho giới kinh doanh nông sản. Mặc dù, xu thế chung hiện nay là các nước phải cắt giảm các khoản bảo hộ và trợ cấp
đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhưng đối với Việt Nam, do là nước
nghèo, nên các khoản chi của Chính phủ cho mục tiêu bảo hộ và trợ cấp trước đây và hiện nay hầu như không đáng kể, nên vẫn cần phải tăng cường trong giai đoạn tiếp theo. Trên thực tế ở Việt Nam, việc quy định giá sàn (hình thức bảo hộ nông nghiệp chủ yếu của các nước có nền kinh tế chuyển đổi) mới chỉ áp dụng cho thu mua lúa, còn đối với các sản phẩm nông nghiệp khác chưa có
quy định. Trong xuất khẩu, các trợ giúp cho các sản phẩm nông nghiệp chế
biến xuất khẩu hầu như chưa được áp dụng. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến khả năng xuất khẩu các nông sản chế biến Việt Nam trước đây và hiện nay.