Đánh giá những thành cơng, tồn tại của hoạt động xuất khẩu gỗ và sản

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.doc (Trang 72 - 76)

phẩm gỗ sang thị trường Mỹ:

Thành cơng, thuận lợi

Xuất khẩu khá ổn định, tạo được lịng tin khách hàng

Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ cĩ tốc độ gia tăng khá ổn định, từ năm 2008, đĩng gĩp vào tổng kim ngạch xuất khẩu các nước trên 1tỷ USD. Đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là cĩ chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng.

Cĩ nhiều cơ hội hợp tác với đối tác Mỹ nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại

Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cĩ được những đối tác lâu dài từ hoạt động này.

Uy tín Việt Nam ngày càng nâng cao

Uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, Nhà nước Việt Nam cĩ cơ chế thơng thống, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ cũng khiến các cơng ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội thất của Việt Nam.

Xu hướng thay đổi thị trường nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Mỹ

Các nhà nhập khẩu Mỹ hiện nay, cĩ xu hướng tìm kiếm những đối tác khác ngồi Trung Quốc, vì khơng muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc. Và họ đã tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á.

Hiện tại it cĩ nguy cơ bị kiện chống bán phá giá so với một số đối thủ

Với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ cịn chưa cao so các nước khác, thị phần chỉ khoảng 2% nên khơng đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá và cũng ít bị “chú ý” hơn so với Trung Quốc, Canada, Italia…

Khĩ khăn trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh

Khĩ khăn của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Canada, đã mang lại cho Việt Nam cơ hội để gia tăng thị phần, thu hút khách hàng. Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Đang là nước dẫn đầu tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ, thị phần gần 50%, nhưng nay, mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế bán phá giá rất cao và luơn bị kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, an tồn sản phẩm… tại thị trường Mỹ.

Tồn tại, khĩ khăn

Về chất lượng, mẫu mã

Sản phẩm gỗ Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất thủ cơng, chất lượng sản phẩm thương khơng đồng nhất trong khi đĩ, tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu Mỹ khá khắt khe đơi khi thành phẩm qua kiểm tra, khơng đáp ứng đúng yêu cầu bị trả lại, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ số ít doanh nghiệp cĩ được đội ngũ thiết kế sáng tạo, cho ra đời những mẫu mã mới, đẹp mắt…trong khi đĩ, đa phần doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn cịn khá thụ động trong vấn đề này.

Về qui mơ doanh nghiệp

Đặc điểm các nhà nhập khẩu Mỹ là thường đặt những đơn hàng lớn, thời gian tương đối ngắn. Mà qui mơ doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, một doanh nghiệp khơng thể đáp ứng được đơn hàng, kết hợp với các doanh nghiệp khác thì phía Mỹ khơng đồng ý, vì cho rằng sản phẩm sẽ khơng đồng nhất, và phức tạp trong khâu gom hàng, vận chuyển. Vì vậy, họ chuyển sang các đối tác Trung Quốc, cĩ thể đáp ứng được yêu cầu của họ.

Mỹ vốn là một thị trường cĩ tiêu chuẩn khá cao về chất lượng và an tồn tiêu dùng. Sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chặt chẽ, theo đúng hệ thống tiêu chuẩn của họ. Mỗi sản phẩm chịu nhiều tiêu chuẩn, qui định như quy định về nhãn mác, lượng hĩa chất, lượng sơn, nguồn gốc gỗ…

Ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey đã chính thức cĩ hiệu lực đối với Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết về nguồn gốc gỗ, kê khai đầy đủ theo mẫu do Mỹ quy định.

Theo lộ trình thực hiện đạo luật Lacey - đạo luật nghiêm cấm nhập khẩu, bán hoặc kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ cĩ nguồn gốc bất hợp pháp vào Hoa Kỳ - từ tháng 9/2010 các cơng ty nhập khẩu lâm sản tại Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cơng ty cung cấp đảm bảo rằng sản phẩm của họ được sản xuất từ gỗ cĩ nguồn gốc hợp pháp.

Vẫn cĩ nguy cơ bị kiện chống bán phá giá

Đến nay, dù chưa thấy cĩ dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện cĩ ba mã hàng trong diện cĩ nguy cơ cao, cĩ thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Cơng Thương), đĩ là đồ gỗ nội thất dùng trong phịng ngủ (khơng kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ khơng bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đĩ, đồ gỗ nội thất phịng ngủ, các loại ghế khung gỗ khơng bọc cĩ nguy cơ cao nhất.

3.2.4.4. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ:

Về chất lượng, mẫu mã sản phẩm

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng trên thị trường. Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm gỗ cũng được khách hàng Mỹ ưa thích. Để xuất khẩu nhĩm hàng này vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ sở thích khách hàng. Với đồ nội, ngoại thất người Mỹ dùng như một vật dụng trang trí, thời gian sử dụng thường ngắn, và thay đổi theo mùa. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, và tính tốn độ bền phù hợp. Về mẫu mã, thiết kế phải phù hợp với phong cách sống, sở thích của khách hàng.

Bàn tay người thợ đĩng vai trị quan trọng đối với mặt hàng này, tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, máy mĩc, thiết bị chuyên dùng sẽ giúp nâng cao năng suất, tăng tính đồng nhất của sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ cần mạnh dạn đầu từ trang thiết bị, hỗ trợ tích cực cho việc sản xuất.

Nâng cao tính chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp

Đối với nhà nhập khẩu Mỹ, giá cả vẫn khơng là yếu tố quan trọng nhất mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Họ làm việc chuyên nghiệp địi hỏi đối tác cũng cĩ tính chuyên nghiệp, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước nâng cao các kỹ năng, tính chuyên nghiệp trong hợp tác, thực hiện hợp đồng…Trước nhất, đĩ là giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.

Tạo thiện cảm đối với nhà nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi cĩ đơn hàng từ đối tác Mỹ, doanh nghiệp cần cĩ nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng địi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống cơng nhân tốt, thiết bị máy mĩc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nĩi lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng

Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm khơng nên đưa ra sản phẩm cĩ khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hồn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Về sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước, Hiệp hội

Đề vượt qua những rào cản, quy đinh nhập khẩu của thị trường, cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng cĩ liên quan, đặc biệt là ban hành các giấy tờ, thủ tục cần thiết, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các cơ quan chức năng Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thơng báo đến các DN cĩ các biện pháp chủ động phịng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao.

Về hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường Mỹ ở mặt hàng này, chủ yếu thơng qua Website cơng ty, các hội chợ thương mại. Cũng như nhiều ngành khác, ngành gỗ và sản phẩm gỗ vẫn chưa cĩ hoạt động xúc tiến trực tiếp trên đất Mỹ một cách thường xuyên. Việc tìm kiếm khách hàng mới cịn nhiều khĩ khăn. Do vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hội thảo, hội chợ, triễn lãm… nhằm giới thiệu mình trước đối tác.

Doanh nghiệp nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhĩm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phịng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.doc (Trang 72 - 76)