Tình hình tiêu thụ thuỷ sản nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 43 - 50)

2. Thực trạng tiêu thụ thuỷ sản của ngành thuỷ sản ở nước ta

2.2 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản nước ta hiện nay

2.2.1 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản trong nước

Sản lượng thuỷ sản trong nước được cung ứng cho tiêu dùng trực tiếp của dân cư người làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tiêu dùng trực tiếp của dân cư đang có xu hướng giảm xuống, ngược lại tỷ lệ tiêu thụ của các cơ sở chế biến (từ cơ sở hộ cá thể đến cơ sở công nghiệp) tăng lên. Nếu như năm 1998, tỷ lệ tiêu dùng trực tiếp của dân cư chiếm 50,2% và tỷ lệ tiêu thụ của các cơ sở chế biến là 49,8% tổng sản lượng tiêu thụ thì đến năm 2001 các tỷ lệ này là 43,2% và 56,8%, đến năm 2003 là 41,3% và 58,7%. Sự suy giảm tỷ lệ sản lượng thuỷ sản tiêu thu trực tiếp của dân cư không có nghĩa là tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trong nước giảm xuống mà có nghĩa là sản lượng thuỷ sản tăng thêm hằng năm được sử dụng nhiều hơn cho các cơ sở chế biến.

Hiện nay, ở nước ta các nguồn cung cấp thuỷ sản cho tiêu dùng trực tiếp của dân cư bao gồm: trực tiếp từ sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, một phần từ các cơ sở chế biến trong nước và một phần từ nhập khẩu. Nếu quy tất cả các loại thuỷ sản tiêu

thụ trong nước thành tươi sống, thì mức tiêu thụ của dân cư Việt Nam tăng từ 1,3 triệu tấn (1998) đến 1,44 triệu tấn (2000), 1,56 triệu tấn (2001), và 1,77 triệu tấn (2003). Tương đương với mức tiêu thụ bình quân dầu người tăng từ 17,0kg (1998) đến 19kg (2000), 20kg (2001) và 22kg (2003). Mức tăng tiêu thụ thuỷ sản của dân cư trong nước là kết quả tất yếu của quá trình phát triển thu nhập bình quân đầu người và quá trình gia tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, nuôi trồng. Tuy nhiên, nếu so sánh mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực Đông Á thì mức tiêu thụ này của Việt Nam còn khá thấp. Chẳng hạn, năm 2000, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam là 19kg thì của Trung Quốc là 25,5kg, Malaisia là 35,7kg, Thái Lan 32,4kg, Singapo 32,5kg, Philippin 31kg. Nhiều nước trong khu vực coi chỉ tiêu về mức tiêu thụ trung bình thuỷ sản bình quân đầu người hàng năm là mục tiêu quan trọng của quốc gia trong chương trình An ninh lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho dân tộc. Chính vì vậy, sản xuất thuỷ sản ở các nước này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thuỷ sản trong nước sau mới đến xuất khẩu. Nếu sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước thì cần nhập khẩu.

Những đặc điểm chủ yếu trong tiêu thụ và tiêu dùng thuỷ sản của người Việt Nam hiện nay là:

- Phần lớn người tiêu dùng rất ưa chuộng các món ăn thuỷ sản, chiếm khoảng 80% dân số. Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ prôtein, khoảng 70% số người có khối lượng tiêu thụ thuỷ sản chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản các loại thịt và thuỷ sản.

- Thuỷ sản tươi sống được người tiêu dùng ưa chuộng hơn thuỷ sản khô. Các sản phẩm đóng hộp ít được tiêu thụ đặc biệt ở nông thôn người tiêu thụ không quan tâm đến sản phẩm này.

- Người tiêu dùng ở thành thị quan tâm chất lượng thuỷ sản nhiều nhất, sau đến giá cả. Còn ở nông thôn người tiêu dùng trước tiên quan tâm giá cả, sau dó đến chất lượng.

- Kích cỡ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, dặc biệt tiêu thụ của các hộ gia đình. Thông thường nếu trọng lượng thuỷ sản (cả con hay đóng gói) khoảng 1kg thường dễ bán hơn.

- Số tiền chi cho mua thuỷ sản của một hộ gia đình ở thành thị cao hơn một hộ ở nông thôn.

-Người tiêu dùng có thể mua thuỷ sản từ nhiều nhá cung cấp. Các hộ gia định chủ yếu mua thuỷ sản tại các điểm bán lẻ. Cơ sở tiêu dùng lớn (nhà hàng, nhà ăn,…) sử dụng dịch vụ giao sản phẩm thuỷ sản tại nhà chiếm ½ khối lượng thuỷ sản mua kể

cả bán buôn và bán lẻ.

2.2.2 Thị trường xuất khẩu thuỷ sản

Những năm 1996-1998, xuất khẩu thuỷ sản (xuất khẩu thủy sản ) tăng trưởng từ từ, ít gian nan, nhưng cũng không nhiều đột biến, mỗi năm giá trị xuất khẩu (GTXK) tăng thêm trên dưới 100 triệu USD. Nhân tố chính làm nên sự tăng trưởng ấy là những thay đổi về cơ chế quản lý trước đó, khi các doanh nghiệp được chủ động hơn trong sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu để đầu tư cho sản xuất, trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng thời chủ động hơn trong tiếp cân những đòi hỏi của thụ trường. Tuy nhiên, đằng sau sự bình lặng ấy là cả một quá trình chuyển biến sâu sắc của Ngành Thuỷ sản, nhất là trong chế biến xuất khẩu (CBXK). Từ giữa những năm 1990, Bộ Thuỷ sản với sự hỗ trợ của dự án cải thiện chất lượng thuỷ sản xuất khẩu (SEAQIP) do DANIDA tài trợ, đã đẩy mạnh giới thiệu và triển khai phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới về quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm theo HACCP, đặc biệt ở các doanh nghiệp CBthủy sản XK sang thị trường EU. Trrong ngành cũng diễn ra sự nâng cấp toàn diện, từ hệ thống xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, cho đến phương thức quản lý, cải tạo điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự ở doanh nghiệp. Cơ quan thẩm quyền về vệ sinh, an toàn sản phẩm thuỷ sản của ngành chình thức ra đời(NAFIQAVED). Đã xuất hiện một đội ngũ ngày càng đông đảo các doanh nhân mới sẵn sàng làm chủ nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Công tác xúc tiến thương mại thời gian đầu do Trung tâm thông tin KHKT và KTthủy sản (nay là Trung tâm Tin học) chủ trì, sau đó khi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) ra đời, nhiệm vụ này càng được đẩy mạnh hơn, để chuyển từ phương thức bán hàng bán những gì ta có, sang phương thức tìm đến với khách hàng, tận dụng cơ hội mở cửa thị trường mới, bán cái khách hàng cần, và ngày nay đang tiến sâu hơn, đi đến thuyết phục khách hàng cần mua những sản phẩm mới mà mình có, mà những thành công trong xuất khẩu cá tra, cá basa là một ví dụ rõ nét. Đó chính là những sự chuẩn bị để tạo nên nhịp sóng tăng trưởng đột biến vào năm 2000 và là nhân tố tiên quyết để ngành thực hiện thắng lợi Chương trình Phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 20005, về đích 2 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trước 3 năm. Và như sẽ thấy sau này, đó cũng là yếu tố đảm bảo khắc phục những hàng ào kĩ thuật và những hành vi cản trở thương mại khác đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Những chuyển biến của lĩnh vực chế biến, xuất khẩu còn được hỗ trợ bằng tác động cộng hưởng của sự tăng trưởng trong khai thác và nhất là trong nuôi trồng thuỷ sản, với chủ trương nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ và Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2000-2010. Lượng đổi, chất đổi, sự tích tụ tác động của những thay đổi đó đã tạo nên sự bùng nổ năm 2000, là năm đánh dấu thắng lợi lớn của ngành thuỷ sản với GTXK vượt qua 1 tỉ USD, tăng 57,48% so với năm 1999.

Mười nhà xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới 2000 2001 2002 2003 2004 1 Trung Quốc 3,706,339 4,106,214 4,600,704 5,362,366 6,779,909 2 Nauy 3,550,369 3,385,263 3,601,215 3,669,067 4,170,996 3 Thái Lan 4,384,437 4,054,130 3,692,158 3,919,824 4,053,351 4 USD 3,118,839 3,379,748 3,318,519 3,457,908 3,693,079 5 Đan Mạch 2,765,888 2,670,738 2,833,986 3,227,679 3,576,980 6 Canada 2,835,295 2,812,348 3,061,186 3,317,675 3,506,676 7 Tây Ban Nha 1,615,229 1,837,238 1,903,305 2,241,793 2,581,893 8 Chilê 1,858,390 2,006,707 1,924,613 2,194,610 2,547,235 9 Hà Lan 1,351,828 1,427,251 1,812,577 2,916,412 2,468,384 10 Việt Nam 1,484,283 1,783,913 2,035,515 2,205,350 2,408,502

Mười nhà nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới

2000 2001 2002 2003 2004

1 Nhật Bản 15,724,561 13,649,228 13,862,980 12,623,644 14,830,080 2 USD 10,553,850 10,384,571 10,150,422 11,757,993 12,078,689 3 Tây Ban Nha 3,372,480 3,733,478 3,867,431 4,918,928 5,238,660 4 Pháp 3,018,121 3,087,695 3,237,053 3,803,281 4,216,736 5 Italy 2,555,491 2,732,804 2,917,341 3,570,795 3,919,082 6 Trung Quốc 1,820,699 1,816,022 2,226,628 2,426,254 3,167,656 7 Anh 2,209,877 2,263,047 2,355,587 2,535,957 2,843,021 8 Đức 2,282,399 2,370,057 2,440,391 2,658,455 2,830,918 9 Đan Mạch 1,860,058 1,787,230 1,879,327 2,184,847 2,368,838 10 Hàn Quốc 1,398,606 1,648,642 1,882,849 1,958,477 2,258,711 Nguồn: FAO,2006 Hai năm tiếp theo, giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, 2001 tăng 20,21%, 2002 tăng 13,8% so với cùng kì năm trước và từ năm 2002 đến nay, Việt Nam đã có tên trong tốp 10 nhà xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới. Đặc biệt, nếu tính về thặng dư xuất khẩu, thứ hạng của Việt Nam còn cao hơn nữa. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có tên tuổi và khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới. Song sự tiến triển đó chưa bền vững. Đến hai năm 2003, 2004 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã có phần chững lại. Đó là lần đầu tiên sau nhiều năm, hai năm liền ngành thuỷ sản không đạt được chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu đã đề ra, mặc dù GTXK năm sau vẫn cao hơn năm trước.

Nguyên nhân không bền vững ở đây đến từ hai phía. Về phía chủ quan, khi xuất khẩu tăng trưởng nhanh, nguyên liệu trở nên khan hiếm, giá tăng lên, đồng thời nhiều hiện tượng tiêu cực có cơ hội bành trướng. Bản thân các cơ quan quản lý chất lượng cũng, hoặc do bất cập, hoặc trở nên lơ là, nênđã dể lọt nhiều sai phạm trong sản phẩm; khi vấp phải những tranh chấp về mặt pháp lý, cách xử lý còn lúng túng, chưa linh hoạt, nhất là đối với các vấn đề an toàn thực phẩm và tranh chấp thương mại. Các DNCB xuất khẩu thủy sản đã tân dụng rất tốt cơ hội sau bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ để tăng cường xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, chỉ sau vài năm đã đua thị trường Mỹ lên vị trí dẫn đầu, vượt qua cả thị trường Nhật Bản. Song, sự tăng trưởng quá nóng đó cũng gây nên sự chú ý bất lợi.

Về phía khách quan, khi trở thành quen mặt, thị trường lại dặt ra yêu cầu cao hơn đối với nhà sản xuất,đòi hỏi phải tạo ra những sản phẩm mới đặc sắc, với chất lượng cao hơn. Sức ép từ cạnh tranh và tác động của cản trở thương mại cũng ngày càng mạnh hơn. Bắt đầu là tác động nâng cao nhiều lần khả năng phát hiện dư lượng các chất kháng sinh(chloramphenicól,nitrophural,. . ) trong sản phẩm cùng với sự trừng phạt nghiêm khắc kèm theo nếu bị phát hiện. Tiếp theo là vụ kiện chống bán phá giá phi lê cá Tra, cá Basa, và vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh ở thị trường MỸ.

Vốn chỉ mới chú trọng tận dụng khai thác những lợi thế về nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm phổ biến trên các thị trường truyền thống, trên thực tế, cả thị trường và sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam đều chưa đạt được sự đa dạng cần thiết nên dễ lâm vào thế bị động khi vấp phải những trắc trở trên. Mức thuế trừng phạt cao áp dụng cho những mặt hàng bị kiện đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể đứng vững. Đó chính là những bài học đắt giá của quá trình trưởng thành.

Nhưng, cũng chính những cản trở này đã buộc Ngành thuỷ sản tự nghiêm khắc hơn với mình và các DN phải xoay xở tìm ra hướng đi mới, bằng việc tăng cường hoạt động XTTM, mở rộng thị trường và tích cực nghiên cứu tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao. Các DN đã một mặt mở rộng quảng bá ản phẩm trên các thị trường mới, mặt khác chú trọng phát triển sản phẩm để tìm ra khách hàng mới trên thị trường truyền thống. Có lẽ nhờ liênminh các chủ trang trại nuôi cá nheo Mỹ khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá cá Tra phi lê ngay từ khi sản phẩm Việt Nam chỉ mới chiếm có vài phần trăm thị phần ở Hoa Kỳ, mà chúng ta có dịp nhận rõ hơn tiềm năng to lớn của một loại sản phẩm mới của Việt Nam và tạo nên một mặt hàng có ưu thế tuyệt đối. Trong bối cảnh thị trường cá thịt trắng thế giới đang rất khó khăn, do nguồn lợi các loài cá này bị suy giảm mạnh, dẫn tới sản lượng khai thác bị khống chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn không ngừng tăng, việc Việt Nam đưa ra thị trường thế giới sản phẩm phi lê cá Tra với chất lượng cao và giá dễ chấp nhận, đã được đánh giá như một cuộc cách mạng. Chỉ tại EU, XK cá Tra phi lê đông lạnh từ 55 nghìn tấn, giá trị 139 triệu USD năm 2005 đã tăng hơn 2 lần, lên 123,2 nghìn tán, giá trị 343,5 triệu USD vào năm 2006. Chưa từng có một sản phẩm từ riêng một loài cá nào có mức tăng trương XK nhanh như vây vào thị trường EU.

Những nổ lực khắc phục khó khăn đã đem lại sức sống mới cho ngành thuỷ sản. Năm 2005 hoạt động xuất khẩu thủy sản đã hhồi phục được đà tăng trưởng, với GTXK đạt 2,729 tỉ USD, tăng 13,81% so với năm 2004.

Có lẽ, năm 2006 sẽ bắt đầu một nhịp sóng tăng trưởng mới của xuất khẩu thủy sản . Những thông tin phản hồi thu được từ thị trường đã phản ánh rõ hiệu quả của

những nỗ lực tổng hợp của toàn ngành. Mặc dù thị trường Mỹ bị thu hẹp nhưng Việt Nam tìm ra thêm nhiều thị trường mới đầy tiềm năng ở các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi. Các DN CB xuất khẩu thủy sản đã chủ động khai thác nguồn nguyên liệu, tạo mối liên kết với nông ngư dân khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, nhập khẩu nguyên liệu, lên kế hoạch sản xuất hợp lý, nhờ đó tận dụng được cơ hội xuất khẩu sản phẩm khi giá thuỷ sản trên thị trường thế giới tăng cao. Đến cuối quý hai, đầu quý ba, khi vào vụ thu hoạch, do nhu cầu của một số thị trường Châu Âu, nhất là thị trường Nga tăng, các doanh nghiệp tăng cường thumua nguyên liẹu chế biến để chuẩn bị cho đợt xuất hàng phục vụ Noel và Tết dương lịch, giá nguyên liệu thuỷ sản đã giữ ổn định, thậm chí tăng và tình trạng thừa nguyên liệu khi vào vụ như các năm trước đã không xuất hiện trở lại. Về cơ bản, xuất khẩu thủy sản trong năm 2006 vừa được mùa vừa được giá và kết quả là năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 821.680 tấn sản phẩm với giá trị 3,358 tỷ USD, tăng 30,16% về khối lượng và 23,09% về giá trị so vớ năm 2005.

Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng chân vững chắc trên các thị trường truyền thống và dần trở nên quen thuộc trên các thị trường mới. Cơ cấu thị trường chuyển biến theo hướng tích cực. Dẫn đầu là thị trường Nhật Bản (842,6 triệu USD) chiếm tỷ trọng 25,09%. Thị trường EU (723,5 triệu USD) đã vượt lên vị trí thứ hai, chiếm 21,55% thị phần; Mỹ (664,3 triệu USD) lùi xuống vị trí thứ ba với tỷ trọng 19,78%. Các thị trường lớn tiếp theo phải kể đến là Hàn Quốc (210,3 triệu USD), Ôxtrâylia (126,5 triệu USD), Nga (126,4 triệu USD)

Nhìn chung xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định khoảng 15%/năm. Nhật Bản cũng là nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ sản phẩm cao cấp của Việt Nam, bao gồm 39,46% GTXK tôm đông lạnh (564,2 triệu USD), 42,11% GTXK mực, bạch tộc đông lạnh (93,6 triệu USD), 10,82% GTXKcá ngừ (12,7 triệu USD). Điểm nổi bật trong kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2006 là thăng lợi của Việt Nam trên thị trường EU, cả khối lượng và giá trị đều tăng xấp xỉ 60% so với năm 2005. Trong đó phần tăng thêm trên thị ttrường này chủ yếu là do mặt hàng cá Tra, Basa đóng góp. Việt Nam đã có thêm 38 doanh nghiệp, đưa tổng số lên 209 doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn và được cấp mã xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh EU, Nga là thị trường mà mặt hàng cá Tra, cá Basa thể hiện tính đặc sắc của mình. Nước này đã trở thành nhà nhập khẩu cá Tra, cá Basa của Việt Nam đứng thứ 2 sau EU với giá trị 83,2 triệu USD. Tuy thị phần xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w