III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.
1. Những lựa chọn về chính sách phát triển thuỷ sản của Việt Nam đến
1.3. Những vấn đề, chính sách nhằm phát triển thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian và tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, tăng tính chuyển động trong phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, những vấn đề chủ yếu trong phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, những vấn đề chỷ yếu trong chính sách phát triển thị trường cần chú ý là:
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thuỷ sản. Các dịch vụ chủ yếu do các cơ quan này cung cấp cho các doanh nghiệp như: thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, các dịch vụ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, tổ chức kênh phân phối sản phẩm…
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (VASEP) hình thành các quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như: quỹ đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh cho các doanh nghiệp có trình độ và hiểu biết để bảo vệ hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam và đối phó với các rào cản của nước ngoài; quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm, mở các văn phògn đại diện ở nước ngoài, tiếp cận với các siêu thị để giới thiệu hàng thuỷ sản Việt Nam, nhất là hàng chế biến đạt chất lượng cao; quỹ hỗ trợ các
doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất, tạo nên các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn…
+ Nhà nước xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích (về thuế, tín dụng) để các doanh nghiệp phát triển các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm cả trên