II. Giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản
1. Giải pháp phát triển chung cho ngành thuỷ sản
Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường năng lực quản lý, thể chế và chính sách Thời gian tới cần hướng vào một số vấn đeef như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy về thuỷ sản - sắp xếp lại hệ thống tổ chức, bộ máy hành chính ngành từ trung ương đến địa phương - Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và hoạt động thương mại - Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra cở bản, quy hoạch ngành theo vùng tiềm năng thuỷ sản - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý của ngành, tăng cường các biện pháp marketting để mở rộng và đa dạng hoá thị trường - Gân phát triển kinh tế thuỷ sản với xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản Tăng cường việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến và dịch vụ thương mại như: Công nghệ vi sinh, công nghệ khai thác nuôi trồng, cơ khí.. . nhằm nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả linhdoanh trên cơ sở sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Mặt khác lựa chon để nhập khẩu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tranh thủ lợi thế của nước đi sau để rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong lĩnh vực thuỷ sản nhất là về giống, công nghệ nuôi trồng và tái tạo và bảo vệ nguồn lợi.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lực
con người đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định đến thành công không những đối với phát triển ngành thuỷ sản mà còn là vấn đề chung về phát triển kinh tế của cả nước. Hướng tới cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, đội ngũ thanh tra, kiểm soát phục vụ tốt cho tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế.
Mở rộng hợp tác quốc tế đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Mỹ các nước EU và các khu vực khác.. . Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm cả vốn ODA, FDI.. . nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Mở rộng hình thức bao tiêu sản phẩm để đa dạng hoá thị trường, tránh tình trạng xảy ra như vụ cs da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tích cực chủ động tham gia vào tiến trình gia nhập WTO nhằm hưởng những lợi ích mà tổ chức này dành cho các nước có thu nhập dưới 1000USD/năm.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
Xây dựng hệ thống thông tin một các có hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau như: thu thập tai bàn, từ Internet, từ các thương vụ, cử đại diện ra nước ngoài.. . Làm tót công tác dự báo về cung, cầu, giá cả phục vụ cho cá doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đa dạng hoá thị trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn tiêu dùng, tích cực tham gia các hội chợ quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh.
Nhìn chung, ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang thực hiện tốt tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình đó ngành đã liên tục diều chỉnh cơ chế quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, mặt khác đã có nhiều biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản. Điều này, đã được chứng minh qua thị phần, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam những năm qua. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam gắn chặt với hội nhập kinh tế thế giới, đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.