Những vấn đề, chính sách nhằm phát triển công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 68 - 69)

III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.

1. Những lựa chọn về chính sách phát triển thuỷ sản của Việt Nam đến

1.2. Những vấn đề, chính sách nhằm phát triển công nghệ chế biến

Hiện nay hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dươi dạng sản phẩm đông lạnh (gồm tôm, cá, mực và các nhuyễn thể khác chiếmk khoảng 70%) hàng khô (khoảng 10 – 15%), hàng tươi sống (tôm, cua, cá ngừ đại dương), đồ hộp… Mặc dù, ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Để khắc phục những hạn chế đó, chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở nước ta trong những năm tới cần chú trọng đến các vấn đề sau:

- Đẩy nhanh quá trình cổn phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp hiện nay, mà còn phát huytính năng động của các doanh nghiệp trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả đầu tư và kinh doanh sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp điều kiện sản xuất…

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động R&D trong chế biến thuỷ sản, nhất là việc tìm ra và áp dụng những công nghệ chế biến phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng giá trị gia tăng.

- Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, thay vì chỉ đặt trọng tâm thu hút vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay.

- Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản trên cơ sở Trung tâm kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN) hiện nay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến mẫu mã của sản phẩm, nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Đồng thời thực hiện việc mã số hoá vùng nuôi, trên cơ sở đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thực hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm trên bao bì và thương hiệu trên sản phẩm của doanh nghiệp.

- Đầu tư vào việc xây dựng các kho lưu trữ nguyên liệu thuỷ sản có quy mô lớn để phục vụ cho việc lưu trữ và bảo quản nguyên liệu thuỷ sản phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w