III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.
1. Những lựa chọn về chính sách phát triển thuỷ sản của Việt Nam đến
1.1. Những vấn đề đặt ra trong việc lựa chọn chính sách của Chính phủ đối với lĩnh vực thuỷ sản.
với lĩnh vực thuỷ sản.
Trong điều kiện của nền kinh tế kém phát triển, đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống các chính sách kinh tế của nhà nước nói chung và các chính sách phát triển sản xuất, xuất khẩu nói riêng ở Việt Nam hiện nay có thể được lựa chọn theo hướng: Áp dụng các phương pháp và công cụ can thiệp của Nhà nước đến thị trường phù hợp với yêu cầu và cơ chế vận hành của một nền kinh tế thị trường để kích thích sản xuất và gia tăng xuất khẩu. Từ đó, đối với sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, những chính sách phát triển thuỷ sản có thể lựa chọn được bao gồm:
Thứ nhất, các chính sách tăng sản lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu thuỷ sản trong thời kỳ đến năm 2010 cần chuyển mạnh từ khuyến khích phát triển theo chiều rộng sang chính sách khuyến khích phát triển theo chiều rộng sang chính sách khuyến khích phát triển theo chiều sâu, đặc biệt cần tập trung vào yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Thực tế phát triển sản xuất thuỷ sản ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã cho thấy có sự mở rộng đáng kể các khu vực sản xuất trên phạm vi cả nước. Thực tế này bắt nguồn từ những lý do chủ yếu sau: 1, tiềm năng sản xuất thuỷ sản ở nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, có ở mọi địa phương và rất dễ khai thác; 2, Các kỹ thuật trong sản xuất thuỷ sản dễ tiếp cần và điều quan trọng hơn là có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề và nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng lên và tăng nhanh xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới. Cụ thể, các chính sách tạo nguồn nguyên liệu thuỷ sản cần tập trung vào các phương diện sau:
Đối với nuôi trồng thuỷ sản:
+ Tăng cường công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của từng địa phương, từng vùng, đặc biệt là ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản của từng đại phương, từng vùng, đặc biệt là ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản như: đồng bằng sông Cửu Long, Vịnh Hạ Long và Hải Phòng…
+ Dựa trên quy hoạch ch itiết về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nhà nước cần có chính sách phát triển các vùng nuôi thuỷ sản tập trung quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững tại các vùng trọng điểm để có thể kiểm soát môi trường và tạo nguồn nguyên liệu tập trung với quy mô đủ lớn cho các cơ sở chế biến:
+ Nhà nước cần có những chính sách cung ứng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: Tôm sú, tôm càng xanh, các vược, cá song, cá cam và các loài cá nước ngọt khác.
+ Khuyến khích các cơ sở nuôi tôm quảng canh chuyển mạnh sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh trên diện rộng và kết hợp nuôi nhiều đối tượng theo phương thức xen canh và luân canh;
+ Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật như: lai tạo và cung ứng giống tốt, thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh và bảo quản sau thu hoạch; đào tạo kỹ thuật nuôi….
Đối với khai thác thuỷ sản.
Để tăng sản lượng khai thác, chính sách của Nhà nước cần tập trung phát triển khai thác xa bờ, cụ thể:
+ Thăm dò, đánh giá nguồn lợi hải sản vùng biển xa bờ một cách có hệ thống, lập bản đồ phân bố nguồn lợi… trong đó, tập trung vào các ngư trường Vinh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ, vùng biển Đông Nam bộ, vùng đảo Trường Sa, Vùng Tây nam bộ.
+ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư đóng mới và cải hoàn tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Đồng thời, khuyến khích các nước có nghề cá tiên tiến, có khả năng về vốn, công nghệ vàod dầu tư và khai thác hải sản vùng xa bờ;
+ Để giảm sức em đối với nguồn lợi ven bờ, Nhà nước cần áp dụng chính sách phát triển nuôi biển và áp dùng công nghệ thay thế, thực hiện chặt chẽ các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
+ Nhà nước cần áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cầu cảng và các công trình dịch vụ hậu cần như điện nước, nhiêu liệu, nước đá… trong đó, tập trung hỗ trợ đầu tư: 6 trung tâm nghề cá (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang); xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ven biển, đảo, bao gồm 16 cầu cảng và bến cá;
+ Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ để đáp ứng yêu cầu phát triển của các đội tầu, đặc biệt là đào tạo kiến thứuc biển để phát hiện và khai thác nguồn hải sản.
Đối với chính sách nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản.
Hiện nay, tình trạng thiếu nguyên liệu cho tái chế biến xuất khẩu đang diễn ra ở nhiều vùng và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến có đủ nguyên liệu, khai thác tói đa công suất, Nhà nước xây dựng chính sách nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản. Cụ thể:
(-) Miễn lâu dài thuế nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu thuỷ sản bao gồm cả thuế GTGT.
(-) Khuyến khích mọi hình thức hợp tác với người nước ngoài trong việc đưa nguyên liệu thuỷ sản vào Việt Nam để chế biến hoặc gia công tái xuất.
(-) Nguyên cứu hình thành một số khu vực cảng cá tự do, miễn thuế để thu hút các tàu đánh cá nước ngoài vào bán nguyên liệu thuỷ sản.