Về chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 76 - 79)

III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.

2.2.Về chính sách tín dụng.

2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mớ

2.2.Về chính sách tín dụng.

Để khắc phục hạn chế về nguồn vốn và lưu chuyển các nguồn vốn ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng, chính sách tính dụng của nhà nước cần được sửa đổi một số nội dung sau:

+ Hiện nay, theo qui định, lãi suất tín dụng ưu đãi chỉ bằng khoảng 50 – 70% so với lãi suất tín dụng bằng ngoại tệ thì lãi suất tín dụng ưu đãi cao hơn đến hơn 1,5 lần. Nghĩa là, nếu tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định thì mức lãi suất tín dụng ưu đãi xuất khẩu hiện nay không có ý nghĩa đối với việc tăng sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài (khi họ chỉ vay với lãi suất thị trường). Vì vậy, trong những năm tới, nhà nước cần xem xét mức ưu đãi lãi suất tín dụng tối thiểu bằng lãi suất tín dụng ngoại tệ công với chỉ số lạm phát trong năm, hoặc thậm chí có thể thấp hơn (thực hiện lãi suất tín dụng ưu đãi âm như Hàn Quốc đã áp dụng) khi cần tăng khuyến khích vào các dự án đặc biệt.

+ Về thời hạn cho vay: Đối với vốn vay lưu động, thời hạn vay vốn thuộc loại ngắn hạn (trên dưới 1 năm) có thể căn cứ vào độ dài thời vụ và hoặc cộng với thời hạn giao hàng xuất khẩu cộng với thời hạn thanh toán sau khi giao hàng, thường kéo dài khoảng trên dưới 1 năm tuỳ theo quy cách sản phẩm và độ chế biến; Đối với vốn vay đầu tư sửa chữa hay đầu tư mới vào tài sản cố định của cơ sở sản xuất, thời hạn vay vốn ở tầm trung và dài hạn (thường 2 – 5 năm) nên căn cứ vào quy định khấu hao tài sản của nhà nước. Nếu nhà nước quy định tỷ lệ khấu hao nhanh thì thời hạn cho vay có thể ngắn hơn so với quy định tỷ lệ khấu hao chậm. Đồng thời, nhà nước nên xem xét kéo dài thời hạn cho vay vốn của các dự án đầu tư. Có như vậy mới phù hợp với đặc thù của ngành thuỷ sản là cần nguồn vốn với khối lượng lớn, cần đầu tư lâu dài, phụ thuộc nhiều vào ngư trường, thời tiết, biến động giá cả…

+ Về vốn đối ứng: Theo quyết định 159/1998/QĐ- TTg Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư kinh doanh ngành nghệ thuỷ sản phải có ít nhất 15% vốn tự có để đảm bảo năng lực tài chính của mình. Dưới góc độ ngân hàng, mức vốn tự có như trên là quá thấp so với tổng mức đầu tư của một dự án cho vay, nhưng dưới góc độ của người đi vay (ngư dân), nguồn vốn tự có như trên là quá lớn so với tài sản hiện có của họ. Chẳng hạn, để đóng mới một con tàu phục vụ cho khai thác thuỷ sản xa bờ, tổng vốn

đầu tư là khoảng 1,3 – 1,5 tỷ đồng, thì mức vốn tự có của người dân cũng lên tới trên 200 triệu đồng - mức mà nhiều ngư dân không có được. Như vậy, nhà nước đảm nhận việc thẩm định tính cụ thể và yêu cầu các Ngân hàng đảm nhận việc thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn. Với những dự án được thẩm định có tính khả thi cao, ngân hàng có thể chấp nhận mức vốn tự có thấp hơn qui định 15%, ngược lại với dự án ít khả thi, ngân hàng có thể từ chối cho vay vốn. Đồng thời, ngân hàng cần phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở trong việc xác minh đúng vốn tự có của người đi vay.

+Về tài sản thế chấp: Theo quyết định 67/1999/QĐ –TTG của Thủ tướng Chính phủ, các hộ nuôi trồng thuỷ sản vay vốn dưới 10 triệu đồng không cần thế chấp, nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trường hợp vay vốn trên 10 triệu đồng thì phải dùng tài sản thế chấp. Tuy nhiên, qui định về mức vay cần tài sản thế chấp này là không phù hợp với khả năng thế chấp tài sản của các hộ nông dân nghèo ở các vùng cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, nhà nước có thể giải quyết vướng mắc về tài sản thế chấ vay vốn để nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc áp dụng mô hình cho vay vốn bằng hiện vật và bằng tiền (chủ yếu để làm vốn lưu động). Để thực hiện mô hình này, nhà nước cần có chính sách đảm bảo lợi ích cho các bên: Ngân hàng – doanh nghiệp - người vay vốn, tránh những tình trạng xấu xảy ra sau giai đoạn "hậu tín dụng".

+ Về mức vay tối thiểu: Hiện nay nhu cầu về vốn đang trở thành một trong những trở ngại lớn cho công tác phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Nếu so với tiềm năng và nhu cầu của nghề này, thì mức cho vay đầu tư hiện có còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 20%. Chẳng hạn, mức cho vay trung bình một dự án đánh bắt xa bờ là 500 triệu đồng, chỉ đủ chu đầu tư làm tàu thuyền nhỏ, chứ chưa có ngư cụ hoặc đầu tư tàu thuyền quy mô lớn. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước và chính quyền địa phương cần khẩn trương quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản, giúp nhân dân lập các dự án cho vay có tính khả thi để có điều kiện vay vốn. Các tỉnh, thành phố phải thành lập ra các cơ quan chức năng để xác nhận cho các hộ dân về quy mô đầu tư (mức trang trại là mức độ sản xuất nhỏ), nhu cầu đánh bắt hải sản (quy mô, kích cỡ tàu thuyền, máy móc, ngư cụ), tiềm năng hiện có, nhu cầu vay vốn… Có như vậy các chi nhành ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng mới có căn cứ thực tế để dựa vào tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy điịnh để cho vay vốn theo từng quy mô dự án đáp ứng nhu cầu đầu tư của các dự án quy mô hớn.

+Về tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào khu vực thuỷ sản, Nghị quyết trung ương Đảng khoá IX và quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 1/6/2002 đã chỉ rõ: các ngân hàng thương mại thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất

thoả thuận, xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, nhà nước vẫn cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản hạn chế sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức đối với khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, như: do hiểu biết về luật pháp, về quản lý đầu tư, về thủ tục lập dự án đầu tư, lập hồ sơ vay vốn.. . . của doanh nghiệp vẫn vòn nhiều hạn chế, nên ngân hàng cần chủ động nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị khách hàng hàng năm, thành lập các tổ tư vấn, thường xuyên gửi thông báo về các vấn đề có liên quan đến các khách hàng của mình… Việc thẩm định dự án (chủ yếu thẩm định khả năng trả nợ, khả năng tổ chức, hàng nghề…) ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu người vay, tìm hiểu nghề nghiệp của ngư dân, tìm hiểu kinh nghiệm của ngư dân với quy trình khi thác - chế biến – tiêu thụ hải sản tìm hiểu quy trình đóng mới, cải hoán một con tàu hoặc quy trình sản xuất, nhân giống; Cần mở rộng việc bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần xúc tiến nhanh chóng đưa quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động, kết hợp với các quy định nới lỏng, cởi mở hơn khi bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản.

+Nhà nước cần quy định thực hiện chế độ đào tạo bắt buộc đối với các chủ đầu tư khi vay vốn tín dụng. Đặc điểm chung của lực lượng ngư dân là tư tưởng sản xuất nhỏ, thật thà chất phác, trình độ văn hoá còn hạn chế, hiểu biết pháp luật còn thất không hiểu biết về vận hành máy móc, kỹ thuật nuôi mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệp, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến thuỷ sản thương mại tính tự phát và có nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy việc đào tạo bắt buộc về kiến thức kinh doanh thuỷ sản là cần thiết đối với ngư dân.

+ Các chính sách, biện pháp thu hồi vay nợ một cách có hiệu quả: Mặc dù, đã có các chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc trả nợ, nhưng hiện vẫn chưa có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Vì vậy, Nhà nước vần cần có các chính sách quy định làm tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, như: quy định bắt buộc về việc mua bảo hiểm thân tàu để đảm bảo tài sản cho vay của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân trong trường hợp xảy ra rủi ro, mất mùa; xây dựng cơ chế chính sách để thu hồi được nợ và đẩy mạnh sản xuất..

+Mở rộng hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Theo quyết định 133/2001/QĐ – TTg của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu doanh nghiệp thuộc một thành phần kinh tế xuất khẩu thuỷ sản vào tất cả các thị trường sẽ được ưu tiên vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, thêm vào đó, Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được bán hàn theo phương thức thanh toán chậm. Trong trường hợp, nếu tiềm lực tài

chính doanh nghiệp còn yéu, đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại các khoản nợ này, hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. (Vấn đề bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ tài chính thực hiện kể từ cuối năm 2002 thông qua nghị quyết số 05/2002).

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC (Trang 76 - 79)