HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1.doc (Trang 60 - 65)

C. Mẫu Hợp đồng kinh tế

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số: ... /HĐKT-CC4/DLQT

Tên công trình:... - Căn cứ Pháp lệnh về HĐKT đã được HĐNN thông qua ngày 25/9/1989

- Căn cứ Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của HĐBT (nay là Chính phủ) quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh về HĐKT.

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Căn cứ Quyết định số 1170/QĐ-TLĐ ngày 23/8/2000 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc phê duyệt kết quả đấu thầu của Công ty Xây dựng số 4 được thi công các hạng mục sân vườn, tường rào, nhà gara, nhà thường trực, sân tenis, dốc sảnh của công trình khách sạn du lịch.

- Căn cứ yêu cầu xây dựng và tiến độ hoàn thành công trình. Hôm nay, ngày .... tháng .... năm ...., chúng tôi gồm có:

- Địa chỉ:... - Người đại diện:... - Chức vụ:... - Điện thoại:... - Số tài khoản:... - Tại ngân hàng:... 2. Bên B: Công ty Xây dựng số 4 - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

- Địa chỉ: 243 A Đê La Thành, Hà Nội

- Người đại diện:... - Chức vụ:... - Điện thoại: (04).8348976 Fax: (04).8348863

- Số tài khoản: 710A-00375

- Tại ngân hàng: Chi nhánh NH Công thương Ba Đình - Mã số thuế: 0100105574-1

Hai bên đã thống nhất ký kết Hợp đồng Kinh tế này với nội dung như sau:

Đ

iều 1: Trong bản Hợp đồng các từ ngữ được hiểu theo cùng 1 nghĩa đã xác định trong văn bản "Các điều kiện hợp đồng" (Hồ sơ mời thầu xây dựng).

Đ

iều 2: Các tài liệu sau đây được coi là 1 phần không thể tách rời của bản Hợp đồng Kinh tế này.

2.1. Bản Hợp đồng Kinh tế

2.2. Quyết định công nhận kết quả đấu thầu của chủ đầu tư 2.3. Đơn dự thầu và các phụ lục kèm theo.

• Quyết định thành lập doanh nghiệp • Đăng ký kinh doanh

• Giấy phép hành nghề xây dựng • Hồ sơ dự thầu

2.4. Bản thuyết minh kỹ thuật.

- Bảng tóm tắt các biện pháp thi công tổng thể

- Tổng tiến độ thi công chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.5. Các bản vẽ thiết kế thi công

2.6. Bản tiên lượng và giá dự thầu 2.7. Các điều kiện hợp đồng.

Đ

iều 3: Nội dung công việc

3.1. Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận thi công công trình... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Hai bên cùng nhất trí về tổng tiến độ thi công là... ngày, kể từ ngày khởi công, trong đó bao gồm toàn bộ những ngày nghỉ theo chế độ, hội họp, học tập, chuyển quân.

Thời gian khởi công và hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp được xác lập từ tiến độ thi công chi tiết từng công việc được hai Bên A - B thống nhất.

Tiến độ chi tiết là cơ sở pháp lý trong quá trình hoàn thành bàn giao, nghiệm thu và thanh toán từng phần công việc và toàn bộ hạng mục công trình.

3.3. Yêu cầu về m, kỹ thuật, chủng loại, quy cách, chất lượng, mỹ thuật công trình. - Bên B phải hoàn thành công việc thuộc mỗi hạng mục đã được xác định trong hồ sơ mời thầu, những m phát sinh trong quá trình thi công được Bên A yêu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Công trình phải được thi công theo đúng đồ án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các giải pháp kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức thi công đã được Bên A thông qua.

3.4. Nghiệm thu kỹ thuật:

- Hàng tháng sau khi thi công xong từng phần công việc theo điểm dừng kỹ thuật sẽ tổ chức nghiệm thu, ghi kết luận bằng văn bản để làm cơ sở xác định và thanh toán m xây lắp hoàn thành.

- Trong tất cả các bước thi công đều phải có sự giám sát, kiểm tra, nghiệm thu của tư vấn giám sát hoặc cán bộ kỹ thuật giám sát của Bên A (nếu có), Bên B chỉ được chuyển bước thi công khi có nghiệm thu của tư vấn giám sát.

- Nguyên tắc nghiệm thu theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ Xây dựng.

3.5. Bảo hành công trình

Việc bảo hành công trình được thực hiện theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ Xây dựng. Cụ thể là: ... tháng kể từ khi công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, kinh phí bảo hành là 5% giá trị thanh lý hợp đồng xây lắp và được giữ tại ngân hàng...

Đ

iều 4: Giá cả và phương thức thanh toán 4.1. Giá cả

- Căn cứ vào biên bản xét thầu của tổ chuyên gia tư vấn xét thầu và quyết định công nhận trúng thầu số 1170/QĐ-TLĐ ngày 23/8/2000 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 2 bên thống nhất giá trị của hợp đồng là:...

- Giá trị hợp đồng này đã xem xét và tính toán đến các yếu tố tăng giảm giá vật liệu, nhân công, máy thi công trong thời gian thực hiện hợp đồng. Mức giá này là cơ sở để xác định giá trị m xây lắp hoàn thành và thanh toán giữa A-B.

- Trường hợp thiết kế thay đổi hoặc Nhà nước có thay đổi lớn về giá, chế độ tiền lương, định mức thì 2 bên cùng thống nhất kinh phí trình Tổng liên đoàn lao động Việt Nam duyệt để bổ sung hợp đồng.

4.2. Phương thức thanh toán

- Tiến độ thanh toán công trình xây lắp hoàn thành căn cứ theo biên bản nghiệm thu từng điểm dừng kỹ thuật theo tháng.

- Chứng từ và thủ tục thanh toán, chuyển tiền được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và được ngân hàng chấp thuận.

4.3. Tiêu chuẩn và điều kiện thanh toán:

- m thi công được nghiệm thu, thanh toán phải phù hợp với m trong hồ sơ dự thầu. - Có hồ sơ thanh toán, phiếu giá thanh toán hợp lệ, đơn giá thanh toán phù hợp với giá trúng thầu.

4.4. Nghiệm thu quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng.

- Sau khi nhận thầu hoàn thành toàn bộ m công việc trong hợp đồng, chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, việc nghiệm thu công trình sẽ dựa vào bản hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng như:

• Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình • Hồ sơ hoàn công

• Báo cáo tóm tắt quá trình thi công của Bên B

• Báo cáo tóm tắt quá trình giám sát kỹ thuật của tư vấn giám sát • Kiểm tra hiện trường của hội đồng nghiệm thu.

- Sau khi nghiệm thu bàn giao công trình, 2 bên A-B lập thủ tục quyết toán giá thành xây lắp hoàn thành đối chiếu công nợ (nội dung của hồ sơ quyết toán phải đầy đủ các tài liệu và biểu báo theo quy định). Khối lượng và giá quyết toán phải phù hợp với m và giá trúng thầu. Phần m phát sinh phải được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản thì mới được thanh toán.

- Sau khi Bên B hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình, bên A phải hoàn thành việc trả nợ, cả gốc lẫn lãi. Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

Đ

iều 5: Trách nhiệm của các bên 5.1. Trách nhiệm bên A: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên A có trách nhiệm giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng thi công, định vị công trình cho bên B theo đúng tiến độ 2 bên đã thống nhất.

- Cử tư vấn giám sát hoặc cán bộ kỹ thuật giám sát chuyên trách thường xuyên giám sát, kiểm tra kỹ thuật đối với bên B theo quy định hiện hành.

- Đảm bảo đúng tiến độ thanh toán cho bên B theo khoản mục 4.2 của bản hợp đồng. Nếu bên A thanh toán chậm so với tiến độ thì bên A phải chịu chi phí lãi suất ngân hàng cho việc chuyển tiền chậm.

- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình theo đúng quy định của Nhà nước. 5.2. Trách nhiệm của bên B.

- Cử đại diện có thẩm quyền thường xuyên có mặt trên công trình để tổ chức thi công và giải quyết kịp thời mọi vấn đề cần thiết trong quá trình thi công theo đúng nội dung trong hồ sơ mời thầu.

- Trước khi chuyển bước thi công cần báo cho cán bộ giám sát kỹ thuật trước 3 ngày để có điều kiện chuẩn bị kiểm tra, nghiệm thu.

Chỉ sau khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật, bên B mới được thi công tiếp những công việc và hạng mục tiếp sau.

- Chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong khu vực thi công để giải quyết các vấn đề về môi sinh, môi trường, sự hoạt động của công trình, các cơ sở sản xuất khác trong quá trình thi công.

- Chịu trách nhiệm về những vấn đề an ninh, trật tự, an toàn lao động và giao thông trong khu vực thi công.

- Tổ chức triển khai và thực hiện toàn bộ quá trình thi công xây dựng công trình, hoàn thiện và bảo hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước.

- Khi công trình hoàn thành, bên B phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình theo quy định hiện hành để trình chủ đầu tư.

- Bên B có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh trong khu vực thi công trước khi tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Đ

Khi có tranh chấp nảy sinh, các bên trước hết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà giải. Nếu biện pháp này không đạt được, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại toà án kinh tế.

Phán quyết của toà án là cuối cùng và được các bên tuân thủ, bên thua kiện sẽ chịu mọi án phí cho các bên.

Đ

iều 7: Những bổ sung hoặc điều chỉnh hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu 1 trong 2 bên muốn thay đổi hoặc bổ sung điều kiện hợp đồng, phải thông báo bằng văn bản cho bên kia. Hợp đồng chỉ được chỉnh lý khi có sự chấp thuận của cả 2 bên.

Đ

iều 8: Điều khoản chung

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có những biến động lớn, 2 bên sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất và bổ sung bằng văn bản phụ lục hợp đồng.

Hợp đồng này được lập thành 10 bản, mỗi bên giữ 5 bản. Các bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A Đại diện bên B

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1.doc (Trang 60 - 65)