Về đấu thầu quốc tế và vai trò của nhà thầu trong nước

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1.doc (Trang 93 - 94)

C. Mẫu Hợp đồng kinh tế

1.Về đấu thầu quốc tế và vai trò của nhà thầu trong nước

Việc giao thầu tại các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công trình từ nguồn vốn ODA thường thông qua đấu thầu quốc tế, trong đó phần lớn đơn vị trúng thầu là các nhà thầu nước ngoài hoặc tổ hợp các công ty nước ngoài, rất ít trường hợp đơn vị thắng thầu là DNNN.

Mặc dầu những năm qua các nhà thầu Việt Nam đã tỏ rõ năng lực và tiến bộ của mình, đủ khả năng để tự xây dựng những công trình lớn như thuỷ điện Yaly, các đường quốc lộ, các cầu cảng lớn,... Nhưng tại sao trong đấu thầu quốc tế nhà thầu Việt Nam không dành được lợi thế ngay trên đất nước mình? Điều đó là do chính sách đấu thầu

của Việt Nam. Có thể nói hầu hết các hồ sơ mời thầu đều do các công ty tư vấn nước ngoài chuẩn bị và đối với công trình vốn vay quốc tế thì chủ đầu tư Việt Nam lại ít kinh nghiệm. Tư vấn nước ngoài đã lợi dụng các sơ hở trong quảng cáo đấu thầu để tự chia dự án thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi các điều kiện dự thầu cao gay khó khăn và làm cho các nhà thầu nước ngoài dự thầu đều trúng vai trò thầu chính. Còn nhà thầu Việt Nam chỉ được cam kết làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài. Khi trúng thầu, nhà thầu chính nước ngoài không thực hiện đúng các cam kết đó thì cũng không có cơ chế xử lý.

Nếu có thực hiện cam kết thì nhà thầu nước ngoài cũng phân chia lại công việc, m, giá trị theo ý muốn của họ. Thực tế là tất cả các nhà thầu nước ngoài sau khi thắng thầu tự ý lựa chọn nhà thầu khác có giá thấp hơn giá khi 2 bên cam kết vào đấu thầu.

Hướng giải quyết:

- Quy định rõ việc liên kết với nhà thầu Việt Nam là bắt buộc trong đấu thầu quốc tế, các điều kiện liên kết phải được xác định trước khi dự thầu và các điều kiện ràng buộc này phải được thực hiện sau khi thắng thầu, trong văn bản công bố kết quả đấu thầu ghi rõ các nhà thầu phụ tham gia liên kết đấu thầu.

- Việc phân chia gói thầu cho 1 dự án cần hợp lý để khai thác được tiềm năng trong nước, tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước có thể dự thầu độc lập. Tránh việc tổ chức đấu thầu hợp đồng chìa khoá trao tay vì nó yêu cầu điều kiện dự thầu cao mà nhà thầu trong nước khó có khả năng đáp ứng.

- Có chính sách ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Điều này đã được các nước và các tổ chức quốc tế áp dụng.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1.doc (Trang 93 - 94)