Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Một phần của tài liệu biểu diễn trực quan hỗ trợ HS khám phá một số kiến thức hình học phẳng (Trang 57 - 58)

V ới mọi tam giác ABC, ta có

2.1Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Chương 5: KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ ỨNG DỤNG 1 Giới thiệu

2.1Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Xây dựng những biểu diễn trực quan động trong hình học phẳng như thế nào để GV và HS có thể sử dụng nhằm đạt được những hiệu quả trong giảng dạy và học tập?

Thông qua thực nghiệm cho thấy, để đạt được hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục thì cần xây dựng các biểu diễn hướng hình học hướng tới các yếu tố cơ bản sau:

 Muốn giải quyết được các bài toán, trước hết các em phải có một nền tảng lý thuyết thật vững chắc. Do đó, giáo viên cần mang đến cho các em các hoạt động tìm kiếm và sử dụng các biểu diễn trực quan động gắn liền với các nội dung cần thiết liên quan đến kiến thức hình học phẳng.

 Xây dựng các mô hình động có tính trực quan, học sinh có thể thao tác được và cảm thấy gần gũi.

 Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ, giáo viên cần xây dựng các mô hình động đúng, chính xác với nội dung cần truyền đạt và phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh để các em có thể tự khám phá tri thức cho riêng mình bằng suy luận chứ không phải toán là một cái gì đó “đã được làm sẵn”.

 Yêu cầu học sinh đưa ra những lập luận có cơ sở và lôgic cho dự đoán của mình, tạo thói quen sáng tạo các dự đoán có lý.

 Cho các em làm việc theo nhóm, tạo điều kiện để các em giao tiếp và giải thích các việc làm của mình, chia sẽ và học tập các phương án mới từ các bạn khác.

 Khơi gợi sự thích thú của học sinh trong quá trình khám phá kiến thức hình học phẳng. Kiến thức toán học được khám phá bằng sự nỗ lực của bản thân sẽ là động lực để các em đam mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và quyết tâm theo đuổi những nhiệm vụ toán học.

Một phần của tài liệu biểu diễn trực quan hỗ trợ HS khám phá một số kiến thức hình học phẳng (Trang 57 - 58)