V ới mọi tam giác ABC, ta có
Chương 5: KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ ỨNG DỤNG 1 Giới thiệu
4.2. Ứng dụng cho các nghiên cứu khác
Với xu hướng nghiên cứu sâu hơn, tôi mong muốn xây dựng thêm nhiều mô hình biểu diễn trực quan động để HS và GV có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục và học tập. Trên cơ sở các mô hình đã được thiết kế, cần phải đặt ra những câu hỏi gợi ý mang tính kích thích tìm tòi, các câu hỏi chỉ mang tính gợi ý mà khi HS khám phá được kiến thức sẽ cảm thấy thích thú và xem đó như là thành quả của mình.
Với xu hướng mở rộng, tôi mong muốn xây dựng thư viện trực tuyến gồm các biểu diễn trực quan động hỗ trợ học sinh khám phá các kiến thức hình học phẳng. Từ đó, GV, HS dễ dàng trao đồi, thảo luận và chia sẻ trong việc thiết kế các biểu diễn trực quan động bằng công cụ phần mềm.
KẾT LUẬN
Với sự nổ lực hết mình và sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Trần Vui và Th. S Nguyễn Đăng Minh Phúc chúng tôi đã hoàn thành đề tài "Biểu diễn trực quan động hỗ trợ HS khám phá một số kiến thức hình học phẳng". Qua đây, chúng tôi được nghiên cứu sâu hơn phần mềm GSP, biết được để thiết kế một mô hình hỗ trợ là khó khăn và phải đạt được một số yếu tố cơ bản như tính trực quan, tính chính xác, tính gần gũi, tính thực tế.... Đồng thời, tôi cũng biết đến "Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA", vai trò của biểu diễn trực quan động trong việc hỗ trợ dạy học toán. Khóa luận còn cho chúng tôi thấy các tác động tích cực của phần mền toán học trong việc hỗ trợ HS khám phá một số kiến thức hình học phẳng. Đặc biệt, khóa luận phần nào giải quyết được nổi trăn trở là làm thế nào biết được con đường khám phá toán của HS. Tuy nhiên, người GV không nên lạm dụng CNTT, mang tính chất trình diễn khiến cho quá trình học tập của HS trở nên thụ động và kém hiệu quả, không phải mọi kiến thức đều sử dụng CNTT mà một số kiến thức nếu dạy học theo phương pháp truyền thống sẽ thu lại hiệu quả cao hơn.
Cụ thể, khóa luận đã khai thác được những mặt sau:
Chương 1, khóa luận đã cho chúng ta thấy được nhu cầu nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chương 2, khóa luận đưa ra lịch sử của vấn đề nghiên cứu để thấy được công việc mình đang làm là một vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh đó, khóa luận cũng trình bày nền tảng lý thuyết, thấy được vai trò của lý thuyết kiến tạo, biểu diễn bội, biểu diễn trực quan động đối với việc dạy và học toán.
Chương 3, khóa luận đặt ra phương pháp và quy trình thu thập và phân tích dữ liệu. Từ đó, vạch định một cách khoa học và hệ thống cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 4, khóa luận đã đưa ra các bài toán cụ thể mà có thể sử dụng phần mềm động để xây dựng các mô hình nhằm khám phá một số kiến thức hình học phẳng. Kết quả của thực nghiệm sư phạm sẽ cho thấy tác động tích cực của biểu diễn trực quan động và con đường khám phá kiến thức hình học phẳng của HS.
Chương 5, khóa luận đưa ra những kết luận quan trọng, những lý giải mang tính thuyết phục và cuối cùng là những ứng dụng cho thực hành, ứng dụng cho các nghiên cứu khác.
Chúng tôi nhận thấy, các biểu diễn trực quan động là một công cụ để HS khám phá kiến thức hình học phẳng rất hiệu quả. Chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu sâu hơn các phần mềm động để thiết kế nhiều hơn nữa các mô hình phục vụ cho bài giảng không chỉ của hình học phẳng mà hình học không gian, đại số, giải tích...tạo cơ hội cho HS khám phá kiến thức một cách dễ dàng hơn, hứng thú hơn và hiệu quả hơn.
Khóa luận này là một tài liệu tham khảo bổ ích cho GV và HS. Đồng thời cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các khóa luận sau này. Khóa luận chắc chắn không thể tránh những thiếu sót, chúng tôi mong, các khóa luận khác sẽ nghiên cứu những vấn đề mà chúng tôi chưa đề hoàn thành tốt.