Những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu càphê ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 32 - 37)

1. LỢI THẾ, KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

1.5.2.Những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu càphê ra nước ngoài.

cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn còn yếu kém. Trong hoạt động xuất khẩu cà phê, chúng ta gặp phải những khó khăn sau:

a. Về chủ quan

Trước hết về nguồn nguyên liệu. Cà phê trồng ở Việt Nam phần lớn là cà phê Robusta (chiếm khoảng 95% diện tích), trong khi đó cà phê Arabica chỉ chiếm 5% diện tích lại là loại cà phê có chất lượng thơm ngon hơn hẳn, chiếm trên 70% tổng khối lượng cà phê tiêu thu trên thế giới. Vì thế, khi xuất khẩu cà phê Việt Nam thường phải chịu giá thấp. Thêm vào đó, cà phê của ta chỉ phơi nắng ngoài trời nên chất lượng thấp, tỷ lệ hạt đen vỡ cao, lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng nước cao hơn mức chuẩn.

Thứ hai là khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng công nghệ chế biến lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới còn hạn chế. Giá cà phê nhân xuất khẩu của ta bị thua thiệt lớn so với thế giới và ngay cả các nước trong khu vực (bình quân vài trăm USD/tấn), lượng xuất khẩu lớn mà kim ngạch chưa cao. Hiện phần lớn sản phẩm bán ra của ta còn là cà phê nhân xô làm nguyên liệu tái chế ở nước ngoài. Có thể nói, trong những năm qua, diện tích và sản lượng cà phê có sự gia tăng mạnh mẽ nhưng trình độ công nghiệp chế biến chưa được nâng cao tương xứng. Nhìn chung tình hình chế biến cà phê trong nước hiện còn phân tán và khá tuỳ tiện. Còn tới 70-80% cà phê được chế biến trong các hộ gia đình với công nghệ giản đơn là phơi khô, xát vỏ bằng thiết bị thủ công, chắp vá, không đúng quy cách, tiêu chuẩn. Cà phê được chế biến như vậy nếu không được tái chế trước khi xuất khẩu thì thường có chất lượng rất kém.

Ba là, chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều tồn tại. Do công nghệ chế biến còn lạc hậu như đã nói ở trên nên chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn một số mặt yếu kém sau:

- Hàng cà phê Việt Nam chưa đồng đều, có sự khác nhau giữa các lô hàng (lô tốt, lô xấu) và khác nhau ngay trong cùng một lô hàng.

- Độ ẩm cà phê Việt Nam cao thường là trên 13%. Trong cà phê lẫn nhiều hạt chưa chín do hái lẫn nhiều quả xanh và lẫn cả quả khô chưa xay. - Cỡ hạt cà phê không đều, đặc biệt số hạt lồi, vỡ, đen còn khá lớn.

- Hương vị có chỗ không đạt yêu cầu như có mùi đất vì phơi lâu trên sàn hay các vị lạ khác.

- Cà phê gần đây xuất hiện hiện tượng nấm mốc và chúng ta đã nhận được nhiều lưu ý của khách hàng về vấn đề này.

- Hàng giao đôi khi không đúng với mẫu. - Hụt trọng lượng.

Rõ ràng chất lượng cà phê là một vấn đề nổi bật trong ngành cà phê Việt Nam. Vấn đề này càng trở nên đáng lo ngại hơn khi trên thị trường thế giới cung đang vượt cầu và yêu cầu của người tiêu dùng ngày một cao hơn. Những năm qua nhờ đẩy mạnh phong trào phát triển cà phê, chúng ta đã tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu nhưng do chất lượng không có sức cạnh tranh nên thường phải bán với giá thấp. Bởi vậy, chúng ta không có lý do gì để chậm chễ trong việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.

Bốn là vấn đề thiếu vốn. Thiếu vốn nghiêm trọng luôn là vấn đề nan giải của nhiều ngành kinh tế nói chung và ngành cà phê nói riêng. Thiếu vốn, lãi suất phải trả ngân hàng lớn buộc VINACAFE không thể tăng mua cà phê vào mùa thu hoạch rộ, không thể gom hàng chờ giá lên cao rồi mới xuất khẩu, mà phải nhanh chóng bán hàng ra để quay vòng vốn nhanh, vì vậy thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cà phê trong nước xuống thấp trong mùa thu hoạch gây thua thiệt cho người trồng. Cũng do thiếu vốn mà Việt Nam chưa thể gia nhập Hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới (ACPC) bởi Việt Nam khó có thể thực hiện được nguyên tắc cơ bản của ACPC là khi giá trên thị

trường thế giới xuống thấp, ACPC sẽ hạn chế xuất khẩu, tăng dự trữ để tăng giá đảm bảo quyền lợi chung cho cả người sản xuất và xuất khẩu.

Thứ năm, sản phẩm cà phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức. Do không có quy định quản lý xuất khẩu theo đầu mối nên số công ty và tư nhân tham gia xuất khẩu tăng lên nhiều. Điều này đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý cũng như trong điều hành xuất khẩu cà phê. Những người chuyên làm nghề buôn bán cà phê, các đại lý, các chân hàng cung cấp cà phê cho các nhà xuất khẩu không chỉ ở thị trường cà phê Tây Nguyên mà họ còn chuyên chở cà phê về cho các công ty xuất nhập khẩu cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang... Tình hình thị trường như vậy dẫn đến giá cả thất thường, nhiều lúc giá cà phê tại Tây Nguyên cao hơn giá xuất khẩu (FOB HCM) và xấp xỉ giá thị trường London. Khi giá cà phê trên thị trường thế giới có những biến động đột ngột và không dự đoán được thì ở Tây Nguyên xảy ra những vụ đổ bể của nhóm người buôn bán, môi giới cà phê và dẫn đến những thiệt hại lớn cho các nhà xuất khẩu, các cơ quan, các công ty Nhà nước. Ở đây cũng cần nói thêm về các hãng buôn nước ngoài dưới các nhãn hiệu liên doanh, liên kết, uỷ thác... cũng đã đặt chân lên Tây Nguyên và nếu trước đây họ mua cà phê ở cửa khẩu thì nay họ đã mua cà phê tại nhà vườn, góp thêm phần không nhỏ vào tình trạng tranh mua tranh bán hết sức gay gắt trên thị trường cà phê Tây Nguyên.

Thứ sáu, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới đã phải chấp nhận cuộc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Dù cà phê Việt Nam đã có mặt trên nhiều quốc gia nhưng nói chung các thị trường tiềm năng vẫn còn nhiều. Chúng ta vẫn phải xuất khẩu qua một số trung gian và chưa khôi phục được hoàn toàn các thị trường truyền thống như Nga, các nước SNG, Đông Âu. Ở những thị trường phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp… hiện nay của Việt Nam thì những đòi hỏi

của khách hàng về sản phẩm cà phê là rất cụ thể và nghiêm ngặt. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn ít, hơn nữa chất lượng cà phê lại chưa cao nên mặt hàng cà phê Việt Nam sẽ không những khó thâm nhập, mở rộng thêm thị trường mà còn phải cố gắng rất nhiều thì mới mong duy trì được những khách hàng hiện tại. Nếu chất lượng không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính, trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng sẽ tìm đến loại cà phê có phẩm chất, hương vị thơm ngon hơn của các đối thủ cạnh tranh như Braxin, Colombia.

b. Về khách quan :

Cà phê là mặt hàng nông sản khá nhạy cảm, mang tính chất toàn cầu. Nhu cầu cà phê khá ổn định song nguồn cung cấp rất bấp bênh, tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch của các nước sản xuất lớn như Braxin, Colombia, Indonesia và dự trữ tồn kho ở các nước tiêu thụ chính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Vì thế, giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến không ổn định, lên xuống thất thường. Năm 1992, giá cà phê chỉ khoảng 600 USD/tấn. Nhưng đến năm 1994, giá cà phê lại tăng vọt, có thời điểm đạt 4000 USD/tấn. Kể từ năm 1999 đến nay giá cà phê lại liên tục giảm, có thời điểm giảm xuống mức thấp kỷ lục là 380 USD/tấn.

Ngoài ra, giá cà phê còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các nước trồng cà phê, phần lớn là các nước chậm phát triển với các nước tiêu thụ cà phê là các nước phát triển. Từ năm 1989, Hiệp định về cà phê thế giới mất hiệu lực, Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) không còn kiểm soát được hạn ngạch xuất nhập khẩu cà phê. Hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới (ACPC- mà Việt Nam chưa tham gia) thoả thuận hạn chế lượng cà phê xuất khẩu để nâng giá lên. Do đó, thị trường thế giới có tính độc quyền và chịu sự chi phối của những nước tiêu thụ chính và các nước sản xuất lớn. Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chưa tham gia vào các tổ chức cà phê thế

giới, chưa phối hợp cùng các bạn hàng xuất khẩu nên thường bị động và lúng túng mỗi lần giá cà phê thế giới biến động. Việt Nam tuy đã là thành viên của ICO song sự phối hợp hành động cùng các bạn hàng xuất khẩu cà phê chưa cao, hơn nữa do trình độ quản lý còn hạn chế nên tất yếu khó tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc.

Không chỉ có vậy, việc phối hợp hành động giữa các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước cũng rất lỏng lẻo, chưa chặt chẽ còn thiếu theo dõi sát sao diễn biến thị trường và các yếu tố khác. Thị trường cà phê thế giới manh tính đầu cơ trục lợi cao, những thông tin về thị trường cà phê thế giới rất phức tạp, với mục đích đầu cơ, trục lợi, khó dự đoán được diễn biến thị trường. Các nhà xuất khẩu Việt Nam còn thiếu tổ chức chặt chẽ trong việc xuất khẩu cà phê nên thường bị thua thiệt sau mỗi lần biến động giá cà phê. Tệ nạn tranh mua, tranh bán là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể giá cà phê xuất khẩu. Một số tính toán chuyên gia cho thấy sự sai lệch về giá cả trong nước và giá xuất khẩu cạnh tranh kiểu trên làm giảm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam với giá trị đáng tiếc. Vì thế, cần có chế độ thông tin, hợp tác giữa các đơn vị xuất khẩu, tránh tình trạng tranh mua trong nước, bị ép giá khi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 32 - 37)