Đảm bảo kỹ thuật chế biến:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 66 - 67)

2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT CÀ PHÊ

2.3.3.Đảm bảo kỹ thuật chế biến:

Hiện nay chúng ta đang sử dụng phổ biến 2 phương pháp chế biến: chế biến ướt và chế biến khô.

* Phương pháp chế biến ướt rất cần nước: đủ nước sạch xả vào bể sifon, cần nước sạch để rửa nhớt sau khi ngâm ủ, cần nước sạch để vệ sinh thiết bị chế biến hàng ngày. Xay xát-ngâm ủ-phơi sấy kịp thời và đủ nước sẽ tránh được hạt mốc, hạt lên men và không nhiễm mùi vị lạ.

Như vậy, trong chế biến ướt cần đặc biệt quan tâm: - Cân đối lượng nước cho quá trình chế biến. - Chất lượng máy chế biến đảm bảo và đồng bộ. - Sân phơi, lò sấy đủ để phơi sấy kịp thời.

* Phương pháp chế biến khô: thu hoạch cà phê Robusta thường bắt đầu vào mùa khô cạn. Mặt khác, quả cà phê Robusta không mọng nước như cà phê Arabica nên cà phê Robusta chủ yếu dùng phương pháp chế biến khô. Phơi sấy kịp thời, chống dồn đống khi cà phê còn độ ẩm cao là yêu cầu quan trọng trong chế biến khô. Cần đầu tư cho nông dân làm sân phơi bằng ximăng, xóa bỏ sân phơi đất. Áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến (GMP) đảm bảo chất lượng sản phẩm, chống ô nhiễm nấm mốc, chống nhiễm khuẩn độc tố, đặc biệt quan tâm đến khâu rửa cà phê. Lựa chọn thiết bị phù hợp và theo từng cấp: chế biến khô ở hộ nông dân, trạm rửa ở hợp tác xã, chế biến hoàn chỉnh ở các vùng cà phê tập trung có sản lượng tương đối lớn.

hiện nghiêm túc liên hoàn quy trình công nghệ chế biến và bảo quản.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 66 - 67)