Đổi mới thiết bị chế biến từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 67 - 69)

2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT CÀ PHÊ

2.3.4. Đổi mới thiết bị chế biến từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp. Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, công nghiệp chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy đủ, có

sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp

kém, tổn thất sau thu hoạch khá lớn. Có những cơ sở sản xuất đã thất thu hàng tỷ đồng vì chất lượng hạt kém.

Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực đầu tư vào thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lượng thu hoạch và khả năng chế biến.

Nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có: các tỉnh trồng cà phê chè phía Bắc mới chỉ có 18 dây chuyền chế biến (tổng công suất 84,5 tấn quả tươi/giờ), chỉ 4 tỉnh (Yên Bái, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An) có khả năng chế biến hết sản lượng cà phê sản xuất được, các tỉnh còn lại hoàn toàn chưa có dây chuyền chế biến, hoặc dây chuyền chế biến không đủ công suất. Phần lớn trong số 20.000 tấn cà phê chè hiện nay được chế biến bằng phương pháp thủ công qua các máy quay tay, nên chất lượng sản phẩm thấp, làm giảm giá trị thực tế cà phê chè.

Quá trình sản xuất cho thấy: công nghệ nào thì sản phẩm đó. Những cơ sở lắp đặt thiết bị tiên tiến đều sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, những cơ sở chế biến lạc hậu đã dẫn đến tình trạng bị động và thường gây ra lãng phí, giá thành cao mà chất lượng lại kém.

Hiện nay Việt Nam sẽ phát triển cà phê Arabica đòi hỏi hệ thống chế biến ướt đối với cà phê Arabica sẽ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đối với cà

phê Robusta chế bến khô là chủ yếu, nếu mùa mưa kéo dài trong vụ thu hoạch sẽ gây khó khăn trong chế biến sản phẩm. Vì vậy, những năm tới, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, việc hiện đại hóa công nghệ chế biến phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê

sau:

- Đổi mới công nhệ trong ngành cà phê Việt Nam có thể xuất phát từ 3 nguồn

- Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ đó.

- Tự nghiên cứu, ứng dụng, phát triển.

- Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, cho dù chọn ở nguồn nào thì việc lựa chọn công nghệ cần phải lưu ý đến việc xử lý ô nhiễm, công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó yêu cầu đặt ra là công nghệ sử dụng phải mang tính hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện kinh tế tại các doanh nghiệp. Việc lựa chọn công nghệ phải dựa trên những điều kiện cơ bản sau:

+ Công nghệ thích hợp: công nghệ thích hợp phải được xem xét đến khía cạnh nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho sản xuất, chất lượng sản phẩm và đồng thời phải đảm bảo các yếu tố môi trường.

Cụ thể, đối với vùng có diện tích từ 5000 ha trồng cà phê trở lên cần có nhà máy công suất 5-10 tấn/năm, với trang thiết bị đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm sơ chế, phân loại, đánh bóng, đóng bao. Đầu tư thêm 3 dây chuyền chế biến cà phê hoà tan ở cả 3 miền, công suất mỗi nhà máy từ 1000-2000 tấn/năm, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đối với cà phê chế biến ở hộ gia đình, nên khuyến khích chuyển sang chế biến cà phê theo nhóm hộ gia đình

hoặc tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Để thực hiện đổi mới công nghệ có hiệu quả, ngành cà phê cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải có phương pháp huy động vốn hợp lý, đặc biệt là nguồn vốn trong dân thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu…, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Có hệ thống thẩm định công nghệ chính xác, tránh tình trạng mua phải thiết bị

cũ, lạc hậu.

+ Tổ chức kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao động để đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ tiên tiến.

Hơn 70 doanh nghiệp thuộc VICOFA trước đây vẫn có thói quen thu mua cà phê xuất khẩu. Họ đã nhận ra rằng đó không phải là con đường phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang đầu tư chế biến cà phê. Đáng chú ý trong số đó là Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên. Doanh nghiệp này trong năm qua đã chứng tỏ được ưu thế của mình bằng cách phát triển mạng lưới bán hàng và chế biến cà phê theo phong cách riêng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w