Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng càphê Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 77 - 78)

2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT CÀ PHÊ

2.7.4. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng càphê Việt Nam

"Chất lượng cà phê Việt Nam không thua kém gì cà phê Braxin, nhưng vì không có thương hiệu nên không thể cạnh tranh được". Ông Rolf Sauerbier-giám đốc tiếp thị của công ty Craft Foods, một hãng cà phê nổi tiếng của Đức nhận định như vậy.

Chính vì vậy, công ty này không mua cà phê của Việt Nam với giá cao hơn được. Nghịch lý đã xảy ra, Việt Nam xuất khẩu cà phê nguyên liệu, để rồi phải trả ngoại tệ để nhập khẩu các thành phẩm cà phê của chính Việt Nam.

Càng ngày các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng, một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu. Trên thực tế, mặc dù hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết đấy là hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là thiếu tên thương hiệu. Trong khi đó, những nước xuất khẩu nông sản cạnh tranh với ta như Thái Lan lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Gạo của Thái Lan được đóng gói có nhãn mác đầy đủ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái, thậm chí cả tiếng Việt. Gạo của Thái Lan đã thâm nhập vào các kênh phân phối ở hệ thống siêu thị, các cửa hàng của Việt Nam, Hoa kiều tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, một số sản phẩm có tên tuổi của Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm hại thương hiệu nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Trong thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm khi các thương hiệu như thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên đã bị các đối thủ đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu ở một số thị trường nước ngoài. Các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như Nhật,

Hàn Quốc, mỗi sản phẩm đều gắn với một thương hiệu nổi tiếng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng tới nay vẫn chưa có thương hiệu về cà phê.

Trong thời gian tới cần xây dựng một chương trình mang tính quốc gia để tôn vinh các thương hiệu Việt Nam và xây dựng uy tín của nhãn hiệu Việt Nam, trong đó có mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới. Chương trình này sẽ lựa chọn một số công ty đã có sản phẩm đạt chất lượng quốc tế tham gia. Những công ty được chọn sẽ được phép dán biểu trưng là một chương trình quảng cáo ra nước ngoài về công ty và các sản phẩm được dán biểu trưng, mục đích là tăng cường nhận biết của người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu trên thế giới, để họ có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn đối với sản phẩm cà phê của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w