Việc quy hoạch sản xuất càphê còn thiếu đồng bộ và lỏng lẻo.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 49 - 50)

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

3.3.1.Việc quy hoạch sản xuất càphê còn thiếu đồng bộ và lỏng lẻo.

Hiện nay vai trò của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương trong việc hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện việc phát triển cà phê theo các quy hoạch của Nhà nước là rất mờ nhạt, điều đó gây lên các hiện tượng sau:

- Diện tích cây trồng được mở rộng và thu hẹp một cách tuỳ tiện, không có tổ chức. Trong nhân dân cây cà phê được trồng một cách tự phát, trông chờ vào sự may rủi của thị trường. Lúc nào họ thấy trồng cà phê có hiệu quả cao, xuất khẩu được nhiều với giá cao thì họ đổ xô vào trồng cây cà phê mà bỏ qua những cây khác. Ngược lại khi thị trường cà phê gặp khó khăn, giá xuất khẩu xuống thấp thì họ lại phá bỏ cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn.

- Sự bùng nổ cây cà phê một cách tự phát có thể dẫn đến những thảm hoạ sinh thái đe doạ đến sự phát triển bền vững không chỉ của cây cà phê mà còn đối với cuộc sống của người dân Việt Nam.

- Do chưa có quy hoạch một cách đồng bộ nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu ở nước ta còn thiếu thốn và lạc hậu. Hiện tại nhiều nơi người dân còn trồng cà phê trên sàn đất điều này ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của cà phê, làm cho cà phê của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thương mại.

- Cơ cấu giống cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối (Robusta), cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này là bất hợp lý vì trên thị trường thế giới cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 20 - 30%, có lúc cao hơn trên 42%. Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Hoà Kỳ.

- Việc phát triển cây cà phê được quy hoạch chặt chẽ và đồng bộ, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống

đồi trọc, bảo vệ đất rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Vấn đề là phải phát triển cà phê làm sao cho hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng, ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 49 - 50)