Mở rộng thị trường, tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 70 - 73)

2. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT CÀ PHÊ

2.5.Mở rộng thị trường, tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế

Nước ta sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, do vậy khối lượng tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Dự báo trong khoảng 2-3 năm nữa, tình hình thị trường cà phê vẫn ở tình trạng cung vượt cầu, giá cả sẽ tăng nhưng vẫn ở mức bất lợi cho các nước xuất khẩu cà phê. Để tăng được sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu đòi hỏi chúng ta không những chỉ duy trì được các thị trường vốn có mà phải nghiên cứu tiếp cận với thị trường mới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ thị trường. Cụ thể là:

- Cần có giải pháp để khôi phục thị trường SNG và Đông Âu vì xuất khẩu sang các thị trường này có nhiều thuận lợi. Đây là thị trường truyền thống đã quen với cà phê Việt Nam nên không mất nhiều công sức để thăm dò và tiếp cận thị trường. Mặt khác, cà phê Việt Nam không có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường này. Hơn nữa, khoảng cách vận chuyển không quá xa, có thể kết hợp hai chiều. Do đó rất thuận lợi để áp dụng phương thức

Barter (hàng đổi hàng), xuất khẩu cà phê kết hợp với nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam còn thiếu như sắt, thép, phân bón, săm lốp ôtô...

- Đối với những thị trường mới có sức tiêu thụ lớn như Mỹ, Úc, Đức, Pháp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của các thị trường này để thỏa mãn yêu cầu của khách, đảm bảo cho sự ổn định lâu dài trong quan hệ mua bán.

- Đối với Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê với số lượng lớn nhưng lại là thị trường rất khó tính. Những năm qua cà phê Việt Nam đã vào được thị trường Nhật Bản nhưng xét về điều kiện địa lý và quan hệ cung cầu thì số lượng cà phê Việt Nam nhập vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này cần chú trọng vào biện pháp nâng cao chất lượng.

- Thị trường Trung Quốc cũng là một thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam nhưng chưa được khai thác đầy đủ. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,2 tỷ dân. Họ tập quán uống trà nhưng những năm gần đây do cải cách mở cửa, nền kinh tế phát triển nên ở các thành phố, các khu công nghiệp và các khu du lịch…nhu cầu uống cà phê cũng đã tăng lên. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đều thuận lợi, những khu chợ vùng biên rộng lớn với những chính sách xuất nhập khẩu rất cởi mở. Do vậy, có thể nói cơ hội để cà phê Việt Nam mở rộng thị phần của mình ở thị trường này là rất lớn. Chúng ta cần tận dụng hết những điều kiện thuận lợi trên để nhanh chân đưa cà phê Việt Nam vào thị trường tiêu thụ rộng lớn này.

Trên cơ sở hướng mở rộng thị trường như đã phân tích ở trên, để thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường thì yếu tố cần coi trọng hàng đầu là đẩy mạnh hoạt động marketing. Phải nghiên cứu kỹ thị hiếu của từng khu vực thị trường để từ đó tổ chức sản xuất, chế biến và cung cấp đúng loại cà phê mà thị trường cần. Chẳng hạn, ở Đông Âu thích cà phê hỗn hợp mạnh nên cần tăng tỷ trọng Robusta lên ; ở Mỹ thích các loại cà phê đặc sản chất

lượng cao (Gourmet Coffee) được quảng cáo dưới nhiều tên khác nhau như Full moon coffee, Real cowboy coffee… ; ở Nhật Bản, người tiêu dùng thích loại cà phê pha trộn, đặc biệt là cà phê đóng hộp và cà phê đá; không nên xuất khẩu cà phê sữa sang Ý bởi vì người Ý ưa dùng đường chứ không dùng sữa, họ cũng không uống cà phê pha nhanh, chế biến sẵn được bán với giá rẻ ở các máy bán lẻ ngoài phố, mà thích mua cà phê bột để đem về tự pha trong gia đình ; lối sống công nghiệp đòi hỏi phải tiết kiệm thời gian nên người Hà Lan và người Đức thì lại ngược lại, có chiều hướng tiêu thụ ngày càng nhiều cà phê pha nhanh. Như vậy, phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể đối với từng thị trường để đưa ra loại cà phê đúng tiêu chuẩn thị trường yêu cầu mới đảm bảo khả năng tạo lập và giữ vững được khách hàng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê.

Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hoá thị trường, một mặt chúng ta cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu cũng có nghĩa là giảm bớt rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường, lấp các lỗ hổng của thị trường nội địa, giảm bớt sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài, đồng thời tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Muốn vậy, ngành cà phê phải đầu tư hiện đại hóa công nghệ chế biến để có thể sản xuất ra nhiều loại cà phê như cà phê hoà tan, cà phê hảo hạng…Mặt khác, Hiệp hội cà phê ca caoViệt Nam cần thông qua tham tán thương mại của ta ở nước ngoài đưa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê tham dự các hội chợ triển lãm, đặt các cơ quan đại diện ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Việt Nam đã gia nhập ICO, cũng nên tính đến việc chúng ta tham gia ACPC. Đây là cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn lực, tạo điều kiện củng cố và mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam - hiện trạng và một số giải pháp thúc đấy.doc (Trang 70 - 73)