0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

CÂU 23: TRÚNG ĐỘC HỢP CHẤT PHOSPHO HỮU CƠ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG NỘI KHOA II CHUYÊN NGÀNH THÚ Y. (Trang 54 -56 )

VI. Phòng bệnh

CÂU 23: TRÚNG ĐỘC HỢP CHẤT PHOSPHO HỮU CƠ

- HCPPHC thuộc cỏc húa chất bảo vệ thực vật.

Cỏc HCPPHC do bị phõn hủy nhanh thành cỏc hợp chất vụ hại và không tích lũy chất độc lâu dài trong môi trường nên được sử dụng rộng rói trong nụng nghiệp với mục đích: bảo vệ cây trồng, chống côn trùng phá hoại, điều trị các bệnh ký sinh trựng thỳ y, diệt ruồi…

Cỏc HCPPHC là cỏc chất bao gồm cacbon và cỏc gốc của a.phoshoric

* Cơ chế gây độc

Các HCPPHC tác động chủ yếu lên quá trỡnh dẫn truyền xung động thần kinh. Sự dẫn truyền xung động thần kinh được thực hiện là do quá trỡnh hoạt húa axetyl cholin trong cỏc xinap thần kinh do men cholinesteraza thực hiện

HCPPHC khi vào cơ thể gắn với AChE tạo thành phức hợp phosphoryl hóa bền vững và làm mất hoạt tính của ChE, do vậy phản ứng phân giải Axetyl cholin bị giảm sút hay đỡnh trệ . Hậu quả là Axetyl cho lin tớch tụ tại cỏc xinap thần kinh.

Sự tớch tụ này gõy ra sự kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu xinap (lúc đầu), sau đó là giai đoạn kiệt xinap ở cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên

Axetyl cholin tớch tụ lại gõy rối loạn

+ ở các điểm nối thần kinh cơ trơn và ở các tế bào tiết sẽ gây co cơ và tăng tiết

+ ở các điểm nối thần kinh cơ-xương gây kích thích co giật

+ ở nóo, Ach làm tăng rối loạn cảm giác và hành vi, suy giảm chức năng vận động

* Triệu chứng

Khi gia súc bị ngộ độc HCPPHC, các receptor muscarin, receptor nicotin và các receptor tại hệ thần kinh trung ương bị kích thích

Các triệu chứng muscarin: do tác động của Ach kích thích sợi hậu hạch phó giáo cảm, tác dụng chủ yếu lên cơ trơn gây co thắt ruột, phế quản, cơ trơn bàng quang, co đồng tử và giảm phản xạ ánh sáng; kích thích các tuyến ngoại tiết: tăng tiết nước bọt, dịch ruột, mồ hôi, nước mắt, dịch phế quản. Bệnh súc đau bụng, nôn, ỉa chảy, ỉa đái không tự chủ, khó thở dẫn tới suy hô hấp, nhịp tim chậm

Các triệu chứng Nicotin: do sự tích tụ của Ach ở các bản vận động dẫn đến rối lọn sự khử cực của các cơ vân gây co giật, co cứng cơ, liệt cơ bao gồm cả các cơ hô hấp

Các triệu chứng thần kinh trung ương: trung tâm hô hấp và tuần hoàn bị ức chế dẫn đến suy hô hấp, trụy mạch, co giật, hôn mê sâu

Trong ngộ độc cấp HCPPHC, triệu chứng muscarin thường đến sớm nhất và luôn luôn xảy ra, có thể vài giây sau khi nhiễm ở đường hô hấp, vài phút đến vài giờ sau khi nhiễm ở đường tiêu hóa, nhiễm độc đường da mức độ nhẹ hơn có thể đến muộn hơn. Triệu chứng nicotin và triệu chứng thần kinh trung ương xảy ra khi nhiễm độc trung bỡnh hoặc nặng

Súc vật chết trong trúng độc HCPPHC thường do suy hô hấp. Suy hô hấp trong ngộ độc HCPPHC là do tăng tiết dịch, co thắt phế quản, liệt cơ hô hấp, ức chế trung tâm hô hấp

* Điều trị

Cần điều trị dựa theo nguyên tắc sau: Hạn chế chất độc hấp thu vào máu Dùng các chất đối kháng

Điều trị bổ sung, tăng cường thể lực + Các biện pháp hạn chế hấp thu chất độc

Khi phơi nhiễm chất độc qua da: dùng nước sạch, natri hydrocacbonat 5% để rửa, tắm.

Khi phơi nhiễm chất độc qua đường hô hấp: đưa bệnh súc ra khỏi nơi nhiễm độc, đặt nơi thoáng gió

Khi phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa: cho uống than hoạt tính + điều trị bằng chất kháng độc

Sử dụng Atrophin chữa triệu chứng muscarin, làm giảm cỏc tỡnh trạng: tăng tiết dịch phế quản, nước bọt, mồ hôi, làm mất đau bụng, buồn nôn, nhịp tim chậm, làm gión đồng tử. Liều 0,5-1mg/kgP. Theo dừi đồng tử mắt, khi đồng tử mắt đó gión lại mức bỡnh thường thỡ ngừng tiờm Atropin

Diphehydramin dựng cho uống 4mg/kgP, 3 lần/ngày chữa triệu chứng nicotin. Khụng dựng phối hợp Atropin

+ điều trị bổ sung

Bổ sung nước và chất điện giải Tăng cường tuần hoàn và hô hấp Bổ sung vit

CÂU 24: BỆNH Ở GIA SÚC NON (Diseases of the suckling animal)

Gia súc non là những cơ thể đang phát triển, các quá trình đồng hoá và dị hoá tiến hành ở mức cao. Song ở gia súc non, chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể cũng dần hoàn chỉnh và ổn định. Vì vậy, trong giai đoạn này cơ thể gia súc non có những đặc điểm khác với gia súc tr−ờng thành.


Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG NỘI KHOA II CHUYÊN NGÀNH THÚ Y. (Trang 54 -56 )

×