Thiếu vitami nA (A Hypovitaminosis) 1 Đặc điểm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG NỘI KHOA II chuyên ngành thú y. (Trang 30 - 32)

1. Đặc điểm

- Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, caroten (tiền vitamin A) có nhiều trong quả gấc, ớt, cà chua, đu đủ...

- Thiếu vitamin A sẽ đ−a gia súc đến gầy sút, mắt khô, viêm giác mạc. Bệnh th−ờng xảy ra ở gia súc non, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi.

2. Nguyên nhân

- Do sữa mẹ không đủ l−ợng caroten.

- Do gia súc thiếu thức ăn xanh trong mùa đông.

- Do gia súc mắc bệnh đ−ờng tiêu hoá, ảnh h−ởng tới sự hấp thu vitamin.

3. Cơ chế sinh bệnh

Vitamin A trong cơ thể có tác dụng chống bệnh khô mắt. Khi thiếu vitamin A các mô bảo vệ da, niêm mạc, giác mạc mắt bị khô làm cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Giác mạc khô, khi cọ sát dễ bị tổn th−ơng, kéo màng trắng mờ, dần dần sinh mềm, hỏng mắt (chứng nhuyễn giác mạc). Ngoài giác mạc bị viêm loét, hàng rào biểu bì cũng bị tổn th−ơng nên con vật dễ bị nhiễm trùng đ−ờng tiêu hoá và hô hấp. Khi thiếu vitamin A, biểu hiện rõ nhất là hiện t−ợng quáng gà. Đó là do sắc tố rodopxin có ở quanh võng mạc, ra ngoài ánh sáng nó bị phân huỷ thành opsin và retinin (aldehyt của vitamin A). Ng−ợc lại trong tối thì opsin và retinin lại tạo thành rodopxin làm tăng khả năng thị giác. Khi thiếu vitamin A thì retinin sẽ thiếu và rodopxin cũng ít nên thị giác kém sút gây nên chứng quáng gà.

sỏng

Rodopxin  Retinin + opsin tối

4. Triệu chứng

- Đối với gia súc non: con vật kém ăn, chậm lớn, viêm kết mạc, giác mạc, mắt khô, gầy yếu, lông xù, thiếu máu.

- ở lợn có hiện t−ợng khô mắt và viêm giác mạc biểu hiện không rõ nh−ng có triệu chứng thần kinh, thị lực kém, bệnh nặng có hiện t−ợng co giật hoặc hôn mê.

- Bệnh với gà rất nghiêm trọng (đặc biệt là gà con), gà bị viêm kết mạc, mắt s−ng chảy n−ớc hoặc thành bọc mủ, có b; đậu, nh;n cầu đục, cuống l−ỡi, vòm khẩu cái, hang và thực quản có nổi mụn lấm tấm, mũi có dịch nhầy, mào nhạt màu, thở khó, có lớp màng giả dễ bóc ở thanh quản, d−ới lớp niêm mạc không bị loét. Tr−ờng hợp này cần phân biệt với bệnh đậu gà ở thể màng giả, ở bệnh đậu này lớp màng giả khó bóc, lớp niêm mạc ở d−ới có vết loét và chảy máu.

5. Phòng trị bệnh

5.1. Hộ lý

- Phải kịp thời bổ sung vitamin A hoặc thức ăn có nhiều vitamin A vào khẩu phần (gia súc sơ sinh phải l−u tâm cho bú sữa đầu).

- Tăng c−ờng các loại thức ăn cho nhiều caroten nh− cỏ khô, các loại củ quả, cà rốt, bí đỏ...

5.2. Dùng thuốc điều trị

- Dùng dầu cá tiêm cho con vật: bò (10-20 ml/con); Lợn (5-10 ml/con). Tiêm d−ới da hoặc tiêm bắp thịt. Đối với gà có thể trộn dầu cá với thức ăn cho gà ăn.

- Dùng vitamin A: bò (50000-100000 UI/con); Lợn (25000-30000 UI/con) - Chữa theo triệu chứng các bệnh kế phát: nh− viêm kết mạc, viêm ruột, viêm phổi.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG NỘI KHOA II chuyên ngành thú y. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w