Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Một phần của tài liệu Phân tích quản trị chiến lược công ty D&G.doc (Trang 25 - 27)

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của những công ty ngành thời trang là những công ty hiện không ở trong ngành này nhưng họ có khả năng gia nhập ngành nếu họ muốn. Thường những ngành có thiết bị, vốn, nhân lực tương tự như ngành thời trang thì đều có khả năng trở thành đối thủ tiềm tàng. Ví dụ như: các công ty dệt, công …

Khi một công ty muốn tham gia vào ngành mới thì họ có thể đối mặt với các rào cản nhâp cuộc như: sự trung thành nhãn hiệu, lợi thế chi phí tuyệt đối, tính kinh tế theo quy mô, chi phí chuyển đổi, các quy định của chính phủ, sự trả đũa, rào cản nhập cuộc và cạnh tranh. Để đánh giá mức độ đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, cần nghiên cứu một cách kĩ càng các rào cản nhập cuộc.

Các rào cản nhập cuộc

Sự trung thành nhãn hiệu

D&G được nhắc đến như một tên tuổi lớn trong làng thời trang trên Thế giới bởi vẻ đẹp sang trọng và ấn tượng trong từng chi tiết. Bên cạnh các dòng sản phẩm như đồng hồ, kính mắt, túi xách,… không ít ngôi sao danh tiếng mê mẩn trong phong cách trang phục mang

đậm màu sắc D&G. Chính vì vậy, sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu này rất cao và hầu hết các khách hàng đều cảm thấy hài lòng và yêu thích các sản phẩm của công ty. Những yếu tố này không phải doanh nghiệp nào mới xâm nhập vào ngành cũng có được, bởi vậy rất khó để chiếm được tình cảm của khách hàng dành cho các doanh nghiệp trong ngành. Đây là một rào cản cao đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và cũng là một lợi thế đối với những doanh nghiệp đã gây dựng được uy tín trong ngành.

Lợi thế chi phí tuyệt đối

Lợi thế này thể hiện qua mức chi phí mà người nhập cuộc phải bỏ ra vì những người đi trước sẽ có chi phí thấp hơn họ. Lợi thế về chi phí này xuất phát từ: kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý, chi phí sử dụng vốn rẻ.

Ngành sản xuất và kinh doanh thời trang ngoài phải đầu tư nhiều cho việc thiết kế thì điều tất yếu phải đầu tư nguồn lực lớn cho nhà xưởng, nhân công, đội ngũ bán hàng và quản l bán hàng. Hơn nữa, khi tham gia ngành này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trong việc quản lý cũng như tiếp cận được với các nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ thì mới có thể đảm bảo duy trì mức giá cạnh tranh với các đối thủ đã hoạt động lâu năm trong ngành.

Tính kinh tế theo quy mô.

Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. Ngành thời trang chịu một khoảng chi phí lớn về cơ sở hạ tầng, máy móc, đặc biệt là chi phí cho hoạt động quảng cáo. Vì vậy, khi doanh nghiệp tang quy mô sản xuất thì sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn

Thởi trang cung cấp những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của người và thông thường giá cả cũng không có sự khác biệt lớn, do đó chi phí chuyển đởi trong ngành không cao

Quy định của Chính phủ

Đối với ngành thời trang, quy định của Chính phủ là rào cản nhập cuộc không cao.  Sự trã đũa

Khi tham gia vào ngành, doanh nghiệp sẽ nhũng “sóng gió” của cạnh tranh gay gắt và toàn diện của các doanh nghiệp hiện có trong ngành trên các mặt: sản phẩm, phân phối, đầu tư, quảng cáo……

=> Rào cản nhập cuộc và canh tranh

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành là không cao

Một phần của tài liệu Phân tích quản trị chiến lược công ty D&G.doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w